Việt Nam thuộc gì từ bài học đắt giá ‘cuộc chiến biên giới 1979’?

Khói hương trên các phần mộ tại nghĩa trang liệt sĩ tại thị xã Lạng Sơn, Việt Nam, gần biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ký ức chiến tranh

Ngày này 42 năm trước, cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu đã diễn ra giữa hai nước từng được mệnh danh ‘hai người anh em cộng sản,’ Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố muốn “dạy cho Việt Nam một bài học.”

Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáu trăm ngàn quân Trung Quốc với chín quân đoàn chủ lực cùng hơn 2.500 khẩu pháo, năm trăm xe tăng và thiết giáp đồng loạt vượt biên giới tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, trang nhất Báo Nhân Dân đăng toàn văn tuyên bố của Nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc và nêu cao quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979. Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, sau đó tuyên bố Trung Quốc đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc, đồng thời khẳng định quân Trung Quốc “đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn.”

Thống kê cho thấy phía Trung Quốc có 21.700 người chết và bị thương. Phía Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc chia sẻ cảm xúc của ông với tư cách một người lính vào thời điểm đó:

“Mỗi năm đến ngày 17 tháng 2 tôi lại cảm thấy như câu chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Nhưng cái khí thế hừng hực, hào hùng của những năm chống bành trướng Trung Quốc và chống Khmer Đỏ để bảo vệ đất nước nó khác với tâm lý hiện nay. Hiện nay, riêng bản thân tôi thì vừa tự hào, vừa ấm ức vì có một cái gì đó trong quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mà chúng tôi vẫn chưa được nghe giải thích. Và mới đây, chính phủ lại ra một quyết định rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam là ‘tối mật.’

Là một người cầm súng trong giai đoạn đó, chúng tôi thấy rằng 42 năm qua, cái bản chất của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Sô vanh, Đại Hán của nhà nước Trung Quốc hiện nay là không thay đổi.”

Theo CLB Lê Hiếu Đằng, dù cuộc chiến đến nay đã 42 năm nhưng có nhiều điều vẫn chưa được nhìn nhận cho đúng. Một bài viết được đăng hôm 16 tháng 2 năm 2020 trên trang web của CLB này nêu rõ, phải khẳng định rõ ràng rằng: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, do Trung Quốc tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn ác. Quân dân Việt Nam đã anh dũng kháng chiến, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới, giành thắng lợi vẻ vang. Điều đó phải ghi vào sử sách minh bạch và được giảng dạy trong nhà trường.

Cũng theo CLB Lê Hiếu Đằng, Nhà nước cần phải tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt các Liệt sĩ và xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ, xứng với chiến công và sự hy sinh của họ. Thêm vào đó, Nhà nước, chính quyền các cấp cần phải tôn trọng các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhân dân các nơi trong cả nước tổ chức tưởng niệm các Liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, coi đó là sinh hoạt tâm linh thiêng liêng, cần được tôn trọng và ủng hộ.

Năm năm sau cuộc chiến 1979, chỉ trong 26 ngày đêm của tháng 4 năm 1984, Trung Quốc đã cho quân tập trung pháo binh ở khu vực Vị Xuyên, bắn hơn 30 ngàn viên đạn pháo cối vào các điểm cao phòng thủ của Việt Nam và lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 2 km. Biến cao điểm 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang thành địa danh Lão Sơn của Trung Quốc cho đến hôm nay.

Cũng tại điểm cao này, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, mặc dù hiện nay Việt Nam yếu hơn Trung Quốc rất nhiều về kinh tế và quân sự, nhưng vị thế của Việt Nam ngày nay khác hẳn 42 năm trước. Ngày nay Việt Nam có đủ điều kiện bắt tay với các cường quốc; bắt tay với các châu lục; bắt tay với tất cả các lực lượng tiến bộ để có tiếng nói ngang hàng với Trung Quốc. Thế nhưng Hà Nội vẫn không thể đối đáp một cách sòng phẳng, ngang hàng các phát ngôn mang tính “hăm dọa” từ Bắc Kinh.

Tháng 7 năm 2020, tờ Hoàn Cầu Thời Báo có bài viết nhan đề “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” của tổng biên tập Hồ Tích Tiến. Tác giả “khuyên” Việt Nam cảnh giác trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, ca ngợi chính sách láng giềng- hữu nghị lâu dài của Trung Quốc với Việt Nam và kết luận rằng thể chế chính trị Việt Nam khó trường tồn lâu dài nếu chính trị Trung Quốc không ổn định.

Cách đây một tuần, trong cuộc điện đàm với người tương nhiệm Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã “nhắc nhở” Việt Nam rằng: “Trung Quốc và Việt Nam nên quản lý hợp lý sự khác biệt trên biển và chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của hòa bình và ổn định khu vực.”

Ông Trọng đáp lại rằng: “Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước là vô cùng quan trọng.”

Việt Nam học được gì?

Theo một số nhà quan sát, dường như [Cộng Sản] Việt Nam vẫn chưa thuộc bài học đắt giá vào năm 1979 trong mối quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn âm mưu cướp đất, lấn biển và thôn tính Việt Nam, trong khi lãnh đạo Việt Nam mà đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của đất nước.

Ông Đinh Kim Phúc nhận định:

“Tôi nghĩ 42 năm sau chiến tranh biên giới phía Bắc, Việt Nam học được rất nhiều thứ. Thứ nhất, đó là tinh thần quốc tế vô sản. Đó là tình đồng chí của những người cộng sản. Đó là những vấn đề của các nước XHCN. Khi mà Khmer Đỏ và Trung Quốc đánh Việt Nam thì tinh thần quốc tế vô sản và học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Marx phá sản hoàn toàn.

Tôi thấy đây là bài học mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải suy nghĩ trong vấn đề tinh thần quốc tế vô sản, tình đồng chí và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Bài học thứ hai mà lãnh đạo Việt Nam cần phải học thuộc là vì sao Việt Nam bị động trong cuộc chiến tranh biên giới 1979?

Đó là chính sách giải trừ quân bị của Hà Nội lúc bấy giờ sau cuộc chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Hà Nội không lường trước được tất cả các âm mưu thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính vì vậy mà tất cả các sĩ quan có kinh nghiệm chiến trường đã được về nhà và bị động trước cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc.”

Bài học thứ hai mà ông Đinh Kim Phúc nêu ra từng được Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 cho tới năm 1987, nói với RFA lúc sinh thời:

“Thứ nhất là tình báo của chúng ta quá kém. Hai nữa là chúng ta quá tin vào những người lãnh đạo Trung Quốc. Quá tin vào tình hữu nghị Việt-Trung! Chúng ta cũng sơ hở ở chỗ là trước cuộc chiến tranh 79 thì tôi biết Trung Quốc đã làm rất nhiều con đường từ nội tỉnh của họ ra biên giới Việt Nam, thế nhưng mình không ngờ rằng đến năm 79 họ tiến quân theo những con đường đó sang đánh Việt Nam. Đó là một kinh nghiệm.

Thứ hai nữa là mình mất cảnh giác. Tôi nhớ lại bắt đầu thì chúng ta cũng đã có báo động rồi nhưng đến trước hôm 17 thì Tổng Tham mưu trưởng của chúng ta lại hạ cấp báo động. Cho nên ngày 17 thì họ đánh chúng ta và chúng ta không có quân chủ lực ở trên đó, chỉ có dân quân và bộ đội địa phương thôi.”

Trong tình hình hiện nay, với Việt Nam, có lẽ việc hiện đại hóa quân đội, hiện đại hóa vũ khí và đa dạng hóa quan hệ quân sự với các nước là yếu tố vững chắc để Trung Quốc hiểu rằng, không phải muốn làm gì Việt Nam thì làm!

Diễm Thi

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.