biểu tình Miến Điện

ASEAN chỉ mời một đại diện phi chính trị của Miến Điện mà không mời Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Miến Điện hiện thời, tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 26 đến 28/10/2021. Trong hình, các nghệ sĩ trình diễn trong lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 26/6/2020. Ảnh minh họa: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

ASEAN cứng rắn với Miến Điện – một chuyển biến lịch sử?

Việc cấm cửa Tướng Min Aung Hlaing của quân đội Miến Điện tại hội nghị thượng đỉnh là bước chuyển biến cứng rắn nhất từ trước tới nay của ASEAN nhưng có thể đó chỉ là bước đầu, cần được nối tiếp bằng những quyết định trừng phạt nặng nề hơn cho đến khi quân đội Miến Điện trả lại cho dân quyền điều hành đất nước một cách dân chủ và tiến bộ.

Một người dân ở thị trấn Myingyan nói với hãng thông tấn Reuters “Họ đang giết chúng tôi như chim hay gà, ngay cả trong nhà của chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối. Chúng tôi phải chiến đấu cho đến khi chính quyền quân phiệt sụp đổ." Ảnh: FB Việt Tân

Ngày xấu hổ của quân đội Myanmar: Hơn 90 người biểu tình bị phe quân đội bắn chết

Phái bộ Liên Minh Châu Âu tại Myanmar tuyên bố “Ngày Lực Lượng Vũ Trang Myanmar thứ 76 sẽ được khắc ghi là một ngày của khủng bố và ô nhục. Không có bất kỳ lý do gì có thể bào chữa cho việc giết hại thường dân không vũ trang, bao gồm cả trẻ em.”

Áp lực quốc tế đối với chính phủ quân phiệt gia tăng trong tuần này với các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ và Châu Âu.

lien minh tra sua

Liên Minh Trà Sữa: Uống trà sữa, chống độc tài, tranh đấu cho tự do

Khi những cuộc biểu tình phản đối quân đội đảo chính nổ ra tại Myanmar, hashtag #MilkTeaAlliance,​ có nghĩa là Liên Minh Trà Sữa, lại xuất hiện tràn ngập trên các mạng xã hội. Các bạn trẻ tại nhiều nước Châu Á đều đồng lòng bày tỏ sự ủng hộ với người biểu tình Myanmar.

Tên gọi nghe rất “teen,” lại có vẻ không liên quan gì lắm đến các cuộc biểu tình. Vậy thì rốt cuộc Liên Minh Trà Sữa là gì? Và phong trào này bắt nguồn như thế nào?

Những người biểu tình chống đảo chính trưng ra các biểu ngữ khi họ tụ tập ở Yangon, Miến Điện, hôm Thứ Ba, 16/3/2021. Các cuộc biểu tình lan rộng khắp đất nước nhằm thách thức sự chiếm quyền của quân đội. Ảnh: AP

Lịch sử và di chứng của Miến Điện

Kết cục của cuộc nổi dậy lần này hiện còn chưa được biết. Tuy nhiên so với những lần nổi dậy trước, lần này có nhiều thay đổi.

Miến Điện đã thay đổi nhiều trong thập niên kể từ lúc nước này bắt đầu tiến trình dân chủ hóa. Nếu các tướng lãnh Miến nghĩ rằng họ có thể quay đất nước trở lại quá khứ chuyên chế, thì họ sẽ thất vọng. Các cuộc đình công của công nhân, nhất là trong khu vực ngân hàng đã làm cho nền kinh tế hầu như khựng lại. Ngân hàng đóng cửa khiến các tướng lãnh gặp khó khăn trong việc trả lương cho lính.

Người dân Mandalay, Miến Điện, cúi rạp xuống đường tránh đạn sau khi cảnh sát bắn đạn thật nhằm giải tán biểu tình, 3/3/2021. Ảnh: Reuters

Myanmar như thế có thể vì không có… Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM

Cùng tham gia luận bàn về sống – chết quanh trường hợp [Ma Kya] Sin, Nguyen Dat An nhận định: “Cô bé chết nhưng cả dân tộc được tái sinh. Cô bé đã nằm xuống, nhưng cả dân tộc đang đứng dậy. Cô bé dừng lại, nhưng cả dân tộc lên đường. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi, phải không cô bạn nhỏ…”

Các bạn trẻ Miến Điện ở Thái Lan tưởng niệm vinh danh những người biểu tình bị bắn thiệt mạng ở Myanmar ngày 3/3/2021. Ảnh chụp ngày 4/3/2021 (AFP)

Những “bóng mây qua trời” vì dân chủ: Họ là ai?

Không ai có thể biết chiếc áo thun đen in dòng chữ trắng “Everything will be OK” (tạm dịch “tất cả đều sẽ ổn thôi”) mà cô gái Ma Kyal Sin mặc trong ngày cô xuống đường biểu tình và bị tử nạn có phải là chủ đích của cô với thông điệp rằng mọi điều sẽ “ổn” cho dân tộc Miến Điện hay không. Thế nhưng, có thể nói một điều chắc rằng những con người “tay yếu chân mềm” như Chu Đình, Ma Kyal Sin cùng nhiều phụ nữ Việt Nam như cô Đỗ Thị Thu nhận biết rõ mục đích và con đường họ chọn vì giá trị dân chủ trên địa cầu:

“Em thấy những việc gia đình em làm là một phần nhỏ bé giúp cho tương lai của đất nước được tươi sáng hơn.”

Việt Tân cùng hơn 130 tổ chức gửi thư yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí lên Myanmar.

Việt Tân cùng hơn 130 Tổ Chức gửi thư kêu gọi Hội Đồng Bảo An LHQ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar

Việt Tân cùng hơn 130 Tổ Chức gửi thư đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar

137 tổ chức phi chính phủ đến từ 31 quốc gia đã cùng ký tên trong một kiến nghị thư kêu gọi Hội Đồng Bảo An LHQ khẩn cấp áp đặt lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu đối với Myanmar để đối phó với cuộc đảo chính quân sự và để ngăn chặn chính quyền tiếp tục hành vi đàn áp những người biểu tình.

Những người biểu tình trẻ tuổi của Myanmar chơi nhạc cụ và hát ở Yangon, Myanmar, hôm 23/2/2021 bất chấp lời đe dọa của phe quân đội cấm tụ tập đông hơn năm người. Ảnh: AP

Nền dân chủ Myanmar nằm trong tay giới trẻ

Nhờ hội nhập với thế giới và kết nối mạng Internet toàn cầu trong những năm gần đây, giới trẻ Myanmar bây giờ không chỉ mở rộng được kiến văn về các thể chế chính trị, về tình hình thế giới mà còn có lợi thế hơn các thế hệ cha anh trong công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho quê hương họ.

Hàng trăm nghìn người dân Miến Điện đã xuống đường biểu tình ngày 22/2/2021 phản đối cuộc đảo chính của phe quân đội, sau cái chết của một cô gái mới chỉ 20 tuổi bị bắn vào đầu. Ảnh: FB Luân Lê

Đụng nhầm thế hệ rồi!

Một bạn trẻ trong số những thanh niên xuống đường đã viết tấm bảng với dòng chữ: Đụng nhầm thế hệ rồi! Trong dòng người khổng lồ cuồn cuộn ấy là đông đảo các thành phần của dân chúng: sinh viên, công nhân, trí thức và những quần chúng khác. Đây là thời điểm đã khó có thể đạt được mục đích chiếm lĩnh chính quyền bằng bạo lực như vào những năm 1980 của thế kỷ trước.

Biểu tình phản đối đảo chính tại Mandalay, Miến Điện, ngày 22/02/2021. Ảnh: Reuters - Stringer

Miến Điện: Tổng đình công, biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp đe dọa của quân đội

Các cuộc biểu tình đã bắt đầu từ sáng sớm thứ Hai (hôm nay). Ngay từ 9 giờ sáng, đường phố đông kín người. Đây là cuộc tổng đình công vì hôm nay là ngày đặc biệt: 22 tháng 2 năm 2021, với các con số 22.2.2021. Người Miến Điện vốn coi trọng những ngày có cùng một con số được lặp lại nhiều lần. Đó cũng là ngày mang âm hưởng cuộc cách mạng mồng 08 tháng 08 năm 1988, với số 8 được lặp lại nhiều lần.

Tỉ phú Lê Trí Anh (trái) và Hoàng Chi Phong (phải): Hai trong số các khuôn mặt tiêu biểu của phong trào đấu tranh bảo vệ nền dân chủ của Hong Kong trước móng vuốt của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sự sụp đổ của Hong Kong và tương lai các nền dân chủ Châu Á

Người Anh đã mất cả trăm năm để xây dựng một Hong Kong trở thành “hòn ngọc Châu Á,” biểu tượng rực rỡ nhất cho một xã hội tự do cá nhân được tôn trọng, Pháp Quyền được thực thi và Dân Chủ được Hiến Pháp bảo vệ. Thế nhưng, những người theo chủ nghĩa cộng sản – thứ chủ nghĩa luôn xưng danh là chủ nghĩa đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người… theo tinh thần nguyên thủy của Marx – đã đạp đổ thành tựu vô song ấy tan tành trong chốc lát.