chính quyền Biden

Hai phái đoàn ngoại giao cấp cao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau lần đầu tiên dưới thời chính phủ Biden tại thành phố Anchorage, Alaska, hôm 18/03/2021. Tại đây, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) nói như mắng vào mặt phái đoàn Mỹ: “Hoa Kỳ không có tư cách và phẩm chất để nói chuyện với Trung Quốc từ vị trí của kẻ mạnh.” Ảnh: Frederic J. Brown/ AP

Mỹ-Trung lôi kéo đồng minh, lập thế trận toàn cầu mới

Sau bốn năm nước Mỹ tự cô lập dưới thời ông Donald Trump, ông Biden và đội ngũ ngoại giao của mình đã liên tục làm việc với các đồng minh ở Châu Á (Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc), Châu Âu (NATO, Anh, Liên Âu) về giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, từ đại dịch COVID-19, chống biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân và đặc biệt là sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: The Hill/ Getty Images

Thấy gì từ Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ?

Hướng dẫn cho biết: “Vào thời điểm mà nhu cầu về sự tham gia của Mỹ và hợp tác quốc tế lớn hơn bao giờ hết, các nền dân chủ trên toàn cầu, bao gồm cả nền dân chủ của chúng ta, đang ngày càng bị tấn công.”

Bản hướng dẫn cũng đặc biệt gọi Trung Quốc và Nga là những mối đe dọa chính, chỉ ra rằng cả hai nước này đều đã “đầu tư rất nhiều nỗ lực nhằm kiềm hãm sức mạnh của Hoa Kỳ và ngăn cản chúng ta bảo vệ lợi ích của mình và các đồng minh trên toàn thế giới.”

Cuộc gặp mặt giữa phái đoàn cấp cao Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Alaska hôm 19 & 20/3/2021 đã biến thành cuộc khẩu chiến dữ dội ngay trong giờ khai mạc. Ảnh minh họa

Vì sao Hoa Kỳ “khai chiến” với Trung Quốc ở Alaska

Cuộc gặp mặt vừa qua ở Alaska đã cho thấy Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận đối đầu ở mức cao độ. Hoa Kỳ không thể chỉ dùng các biện pháp quân sự hay lời lẽ cứng rắn để đáp trả, mà quan trọng hơn là cần xiển dương hai giá trị cốt lõi của nước Mỹ về “dân chủ và nhân quyền” để truyền sinh lực cho khối quần chúng gần 3 tỷ người trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thì mới mở ra một kỷ nguyên tự do, mở rộng và lành mạnh trong khu vực.