chống tham nhũng

TBT Nguyễn Phú Trọng trong cương vị trưởng ban, phát biểu kết luận cuộc họp lần thứ 18 của Ban Chỉ Đạo Phòng, Chống Tham Nhũng hôm 25/7/2020. Ảnh: Báo Lao Động

Hai chữ “ăn năn”

Sự ăn năn – theo nghĩa của ông Tổng Bí Thư Trọng – xuất phát từ nhu cầu bản thân, muốn cầu xin một phán quyết nhẹ tội hơn. Nói cách khác, các quan chức ấy xin lỗi đảng, xin lỗi tổng bí thư không phải bày tỏ sự thành khẩn nhận tội mà chỉ mong ông Trọng giảm tội. Thế thôi!

Hình ảnh truyền thông nhà nước công bố ông Trọng xuất hiện trở lại tối 14/5/2019, sau đúng một tháng vắng bóng. Ảnh: Getty Images

Tham nhũng trong chống dịch và sự bất lực của TBT Trọng*

Thông tin hàng loạt tỉnh thành khác cũng có dấu hiệu nâng khống giá thiết bị tương tự như (CDC) Hà Nội đã củng cố thêm cho nhận định rằng: Dù đã trừng phạt nhiều quan chức cấp cao song lò chưa đốt được đến gốc rễ của cây tham nhũng, vốn đang có tốc độ tạo củi nhanh hơn nhiều so với tốc độ đốt lò.

Điều này cũng phù hợp với phát biểu gần đây nhất của TBT (Trọng) khi chỉ đạo không bầu vào Trung ương những ai giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất không giải trình được nguồn gốc. Nghe qua thì nghĩ đây chỉ là thêm một chỉ đạo chung chung, sáo rỗng, lặp đi lặp lại của người đứng đầu đảng. Song ngẫm kỹ thì mới thấy sự bất lực trong đó.

Ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 15/10/2019. Ảnh chụp màn hình Zing News

Mách nước cho ông Nguyễn Phú Trọng về một cách chống tham nhũng căn cơ

Việt Nam mình mỗi năm có bao nhiêu tiền chuyển ra ngoài, điều tra dễ ợt. Tiền đi đâu, giờ thì tới thành lũy “tuyệt đối bí mật” là ngân hàng Thụy Sỹ kìa, mà nay các chính phủ đàm phán, lấy thông tin chính xác, minh bạch được hết… Chống tham nhũng, quan trọng nhất là thu hồi tài sản của dân bị chúng ăn cướp, chứ cứ la làng lên án, kể cả án nặng mà không lấy lại được tiền của dân thì… đâu phải chống tham nhũng (dân họ nghi là chống lẫn nhau thôi).

Lò ông Trọng dùng để đốt loại “củi” nào?

Báo Asia Times vừa đăng bài viết của tác giả David Hutt bàn về những mục tiêu thật sự của chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Mở đầu bài viết, tác giả đã nhắc lại vào năm 2016, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư Đảng CSVN, ông Trọng đã đưa ra một chiến dịch chống tham nhũng, mở rộng ở khắp các cấp, với nhắc nhở “đánh chuột đừng để vỡ bình”…

Võ Kim Cự (phải), nhân vật bị coi là mang Formosa vào Việt Nam, và là tay chân của Nguyễn Phú Trọng đã “hạ cánh an toàn”. Ảnh: Getty Images

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không còn ‘chống tham nhũng cần nhân văn?’

Đã có một sự thay đổi đáng chú ý, nếu không muốn nói là thay đổi lớn, trong phát ngôn về “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian cuối năm 2018, đặc biệt sau cái chết bất ngờ và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào Tháng Chín, năm 2018, có thể được xem là mốc khởi xướng “giai đoạn 3 đốt lò” của “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.

Nguyễn Phú Trọng – não trạng thời tiền sử

Với tư duy lãnh đạo như ông Trọng đang thực hiện liệu có đem đến sự an toàn cho chiếc ghế và đảng cộng sản trong bối cảnh thời đại ngày nay? Thực ra tầm suy nghĩ của ông Trọng nó lùi lại quá xa về thời tiền sử, không bắt kịp với thời đại vị tất sẽ bị đào thải theo thời gian.

Chống tham nhũng chỉ là màn kịch

Với những khối tài sản kếch xù, biệt phủ, villa hàng chục triệu USD, nhưng các quan chức khai nguồn gốc nhờ buôn chổi, chạy xe ôm, nấu rượu, làm bánh kẹo… dù ai cũng thấy đó là sự vô lý đến cùng cực, nhưng pháp luật thì lại không có chế tài để xử lý. Vì vậy, có thể thấy Luật phòng chống tham nhũng tại Việt Nam chỉ là hình thức.

TBT Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình chúc mừng nhau sau lễ ký kết một số thỏa hiệp song phương ở Hà Nội ngày 5 tháng Mười Một, 2015. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Chính danh băng đảng, chính danh độc tài

Đại đa số người dân chỉ nhìn thấy những kết quả chống tham nhũng của ông Trọng mà quên rằng chính ông ta là người ký kết một loạt các văn kiện “hợp tác toàn diện” trái luật và vi hiến nghiêm trọng với Trung cộng trong hầu hết các lĩnh vực trọng yếu.

Già nửa nhiệm kỳ, ông Trọng ‘chống tham nhũng’ tới đâu?

Kể từ chủ trương “việc cần làm ngay” vào giữa năm 2016 và “lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy” vào giữa năm 2017 của ông Nguyễn Phú Trọng, có thể so sánh những kết quả nào của “người đốt lò vĩ đại” ở Việt Nam với tác giả “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc?

Thạc sĩ… chống tham nhũng?

Cuối năm 2017 đã thấy xuất hiện học vị tiến sĩ đầu tiên về môn quần vợt. Nay lại có tin từ năm 2018 trường Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có chương trình đào tạo thạc sĩ về phòng, chống tham nhũng. Sự kiện này báo hiệu điều gì?