Mách nước cho ông Nguyễn Phú Trọng về một cách chống tham nhũng căn cơ

Ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 15/10/2019. Ảnh chụp màn hình Zing News
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm qua đi dự kỷ niệm 55 năm khóa 3 khoa học xã hội Đại Học Vạn Hạnh, gặp cha bạn cũ học giỏi nhất lớp và ra trường là một chuyên gia ngân hàng (NH) xuất sắc. Nay về hưu, ổng đi chu du, vừa đi thăm con trai về.

Ông kể, bây giờ thế giới phẳng nhiều thứ khác lắm, không như hồi tụi mình học đâu. Ví dụ, thằng con trai tui, theo nghề cha, cũng học quản trị ngân hàng, lâu nay, kiếm được vị trí vàng là “theo dõi những khách hàng lớn” ở ngân hàng U. lớn nhất nhì Thụy Sỹ, mà nay ngân hàng nó cũng đang lao đao.

Thời thế khác, lúc này ngân hàng này bị mấy chính phủ truy bức quá, sức ép kinh khủng. Truy bức gì, thì chung quanh món hàng cao giá nhất mà ngân hàng Thụy Sỹ luôn độc quyền, là… đảm bảo bí mật cho khách hàng.

Nay, Pháp, Mỹ, Canada… đều có đàm phán với chính phủ Thụy Sỹ và được chấp nhận, buộc ngân hàng phải cung cấp danh sách những “đại gia” hay quan to đã gửi tiền.

Chính phủ các nước chỉ xin danh sách và số tiền gửi thôi. Và sau đó, họ kiện ra tòa, đòi truy thu thuế ngân hàng. Mỗi nước phạt chừng 5 hay 10 tỉ đô la Mỹ gì đó, không bao nhiêu. Ngân hàng Thụy Sỹ thực sự xấc bấc xang bang nhe. Mất tiền đã đành, cái họ sợ hơn là mất cái thương hiệu “tuyệt đối bí mật“. Quan chức tham nhũng rửa tiền các nước sau đó sẽ ra sao, chính phủ của họ biết cách xử để lấy lại tiền.

Có nghĩa, nếu chính phủ chống tham nhũng thiệt sự, thì họ truy được hết. Thế giới phẳng, một nước truy được thì các nước khác không thể phớt lờ, vì dân họ “xử” ngay. Việt Nam mình mỗi năm có bao nhiêu tiền chuyển ra ngoài, điều tra dễ ợt. Tiền đi đâu, giờ thì tới thành lũy “tuyệt đối bí mật” là ngân hàng Thụy Sỹ kìa, mà nay các chính phủ đàm phán, lấy thông tin chính xác, minh bạch được hết.

Thấy tôi bán tín bán nghi, ông bạn kết luận. Tôi quan tâm chuyện này và tìm được thông tin kha khá rồi. Thì từ câu chuyện của thằng con, tôi lần mò tìm, trên mạng thôi. Tôi đang dò ra những hồ sơ kiện tụng mấy vụ này, rất ly kỳ. Tôi hi vọng, tôi có thể kể đầy đủ cho bà nghe, nhất là sẽ “hiến kế” cho chính phủ mình về cách làm.

Chống tham nhũng, quan trọng nhất là thu hồi tài sản của dân bị chúng ăn cướp, chứ cứ la làng lên án, kể cả án nặng mà không lấy lại được tiền của dân thì… đâu phải chống tham nhũng (dân họ nghi là chống lẫn nhau thôi).

Vũ Kim Hạnh

Nguồn: FB Sài Gòn Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.