lò ông Trọng

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Ông Lê Thanh Hải, người vừa bị Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN cách tất cả chức vụ trong đảng hôm 16/5. Trước đó, ông Hải bị Bộ Chính trị cách chức bí thư thành ủy ở Sài Gòn nhiệm kỳ 2010-2015. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images

Rộ tin Lê Thanh Hải ‘vô lò’

Có thể nói mà không sợ sai rằng, trong bầy sâu lúc nhúc được gọi là ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam thì ông Lê Thanh Hải là con “sâu chúa” mà người dân muốn diệt nhất, dù ông chưa phải là kẻ có quyền thế lớn nhất. Chính vì vậy, tin đồn ông Lê Thanh Hải bị bắt, truy tố và bị giam – được đón nhận và chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội.

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Võ Văn Thưởng, người vừa mất ghế chủ tịch nước, sau 1 năm 18 ngày thay Nguyễn Xuân Phúc ngồi chiếc ghế này. Ảnh góc trái: Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm

‘Đốt lò’ hay đảo chính?

Nắm trong tay cỗ máy giám sát, trấn áp khổng lồ, hồ sơ sai phạm của tất cả các quan chức đều trong tay tướng Tô Lâm. Điều đó đem đến cho ông ta khả năng vượt trội hơn tất cả. Trong tình huống này, mọi ứng viên của vị trí tổng bí thư đều có khả năng trở thành mục tiêu công kích tiếp theo. Võ Văn Thưởng chỉ là cái tên đầu tiên trong cuộc đảo chính không tiếng súng núp dưới danh nghĩa “đốt lò.”

Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước giới truyền thông sau cuộc gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội ngày 10/9/2023. Ảnh: Luong Thai Linh/ Pool via AP

Tại sao chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam có thể phản tác dụng?

Tăng trưởng kinh tế bền vững quả thực đã củng cố sự ủng hộ và niềm tin của công chúng vào sự cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, tham nhũng, tuy không phải là mới đối với hệ thống độc đảng của Việt Nam, nhưng lại là mối đe dọa đáng kể đối với ĐCSVN hiện nay. Điều này là do tình trạng tham nhũng tràn lan có thể dẫn đến sự yếu kém trong nền kinh tế, gây áp lực lên tính hợp pháp dựa trên hiệu quả hoạt động của đảng.

Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt trước tòa hôm 28/12/2023 trong vụ án Việt Á. Ảnh: Tuổi Trẻ

Tiền tỷ!

Công nhận các quan chức, cán bộ cộng sản/đày tớ nhân dân, giờ nhiều tiền tỷ thật!

Nên mới có chuyện nộp tiền tỷ để “khắc phục hậu quả” nhằm thoát khỏi hoặc chịu những bản án nhẹ nhàng hay không bị cảnh tù tội.

Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: Reuters

Tổng Trọng điều phe Nam ra ‘Bắc phạt’

Tin đồn về việc ông Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ vì lý do sức khỏe bắt đầu từ lúc ông đột quị ở Kiên Giang… Thế nhưng, cho đến nay, sau 3 năm, ông Trọng vẫn ngồi đó. Mặc cho các phe phái sát phạt nhau một sống hai chết, ông vẫn yên vị, ung dung định đoạt chính trường bằng việc “đốt lò” và chơi cờ người.

Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí Thư đảng CSVN Ảnh: VietTimes

Thất bại cay đắng của Nguyễn Phú Trọng

Để chống được tham nhũng thì cần phải nhận diện nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng. Bộ máy nhà nước độc tài CSVN chính là môi trường tạo ra tham nhũng, bởi lẽ muốn vào công chức phải đút lót, muốn thăng chức phải đút lót, lương thấp không đủ sống nên phải tìm cách vòi vĩnh, nhận hối lộ… Thực trạng này cộng với thể chế độc tài không có sự giám sát của báo chí đã tạo ra không gian lý tưởng để tham nhũng sinh sôi nảy nở.

Nguyễn Phú Trọng, Tống Bí Thư đảng CSVN. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến dịch chống tham nhũng của ‘người đốt lò’ ở Việt Nam tiếp tục thất bại

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông ta còn lâu mới thắng lợi. Những vụ bê bối được đưa ra vào đầu năm nay là bằng chứng thuyết phục rằng dù có bao nhiêu quan chức bị phát hiện và trừng phạt, thì việc tự xử lý – những quan chức lợi dụng chức vụ để trục lợi riêng – vẫn còn phổ biến. Phản ánh về những vụ bê bối này, các nhà bình luận Việt Nam có vẻ đồng ý rằng (1) gần như tất cả những người nắm vị trí cao đều thỏa hiệp cách này hay cách khác, và (2) điều duy nhất mà đồng chí với nhau không làm là đi tố cáo lẫn nhau.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng từ năm 2016 đến nay vẫn cháy mà hàng loạt cán bộ cấp cao tiếp tục có những hành vi vi phạm một cách trắng trợn như vậy? Điển hình mới nhất là Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long (trái) và Chủ Tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh. Ảnh: Dân Việt

Vì sao ‘lò’ chống tham nhũng đang cháy mà hàng loạt cán bộ cao cấp vẫn không sợ?

113 cán bộ cấp cao thuộc diện trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật chỉ trong năm năm nhiệm kỳ đại hội 12… và chỉ trong một năm rưỡi qua, tức từ đầu nhiệm kỳ đại hội 13, đã có gần 50 cán bộ cấp cao thuộc diện trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng từ năm 2016 đến nay vẫn cháy mà hàng loạt cán bộ cấp cao tiếp tục có những hành vi vi phạm một cách trắng trợn như vậy?