Thất bại cay đắng của Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí Thư đảng CSVN Ảnh: VietTimes
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phát biểu tại Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội hôm 15 tháng Chín, 2022, Bộ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm thừa nhận về tình trạng bất lực trong công tác chống tham nhũng của đảng Cộng Sản Việt Nam. “Tham nhũng đang ngày càng tinh vi, phức tạp khiến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn khi đối phó với tội phạm… Mình cứ ra được cái khiên này thì tội phạm lại có mác khác, luôn luôn có cạnh tranh như vậy nên càng phức tạp,” Đại Tướng Tô Lâm nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức vụ tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam kể từ năm 2011. Suốt thời gian cầm quyền, ông Trọng liên tục tuyên bố về cuộc chiến chống tham nhũng do ông phát động nhằm “chỉnh đốn đảng.”

Hàng loạt phát ngôn mạnh miệng được ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Lò đã nóng lên rồi, củi tươi, củi khô cũng cháy,” “chống tham nhũng không có vùng cấm,” v.v. Trong khi đó, truyền thông ra sức ca tụng ông Trọng lên tầm lãnh tụ, như: “sĩ phu Bắc hà,” “người đốt lò vĩ đại,” v.v.

Không ngoa khi nói rằng công cuộc “đốt lò” là lý do để phe cánh của ông Trọng giữ cho ông ta bám ghế dù tuổi cao, sức yếu và quá tuổi, quá nhiệm kỳ. Thế nhưng, hiệu quả của việc chống tham nhũng đến đâu thì cần phải được xem xét lại.

Không khó để nhận ra việc ông Nguyễn Phú Trọng lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng để củng cố quyền lực và thanh trừng phe nhóm tàn dư của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đơn cử như việc điều tra bắt giữ các đàn em của ông Dũng như Trần Bắc Hà, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,… Trong khi các thanh “củi nhà” như  Phạm Thị ThanhTrà, Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái, Triệu Tài Vinh ở Bắc Giang, Huỳnh Đức Thơ ở Đà Nẵng thì bình an vô sự.

Chính vì cuộc chiến chống tham nhũng không thực tâm, không khách quan, cho nên tham nhũng vẫn “tăng trưởng ổn định” chứ không hề giảm đi. Đặc biệt, giữa thời điểm đại dịch nhân dân đói khổ lầm than, hai bộ quan trọng nhất là Bộ Ngoại Giao và Bộ Y Tế ngang nhiên tham nhũng với các đại án: chuyến bay giải cứu và test kit Việt Á.
Các đại án ở Bộ Ngoại Giao và Bộ Y Tế với sự cấu kết có hệ thống ở nhiều địa phương, số tiền tham nhũng cực lớn, đã phản ánh chính xác sự mục rỗng của chế độ cộng sản. Các quan chức ăn tiền trắng trợn như chưa từng có cuộc chiến chống tham nhũng nào cả.

Điều đó cho thấy, quyền uy của ông Trọng ảnh hưởng đến lớp cán bộ cấp dưới là không nhiều. Cho nên, dù ông ta có bám ghế thêm chục năm nữa thì chẳng có gì bảo đảm rằng tham nhũng sẽ bị tiêu diệt. Cho nên, tham nhũng tràn lan ngày hôm nay là minh chứng rõ nhất phản ánh sự thất bại của Nguyễn Phú Trọng.

Để chống được tham nhũng thì cần phải nhận diện nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng. Bộ máy nhà nước độc tài CSVN chính là môi trường tạo ra tham nhũng, bởi lẽ muốn vào công chức phải đút lót, muốn thăng chức phải đút lót, lương thấp không đủ sống nên phải tìm cách vòi vĩnh, nhận hối lộ… Thực trạng này cộng với thể chế độc tài không có sự giám sát của báo chí đã tạo ra không gian lý tưởng để tham nhũng sinh sôi nảy nở.

Tóm lại, chừng nào chế độ độc tài còn tồn tại, khi đó không thể chống được tham nhũng!

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.