Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: “Analysts: Resignation of Vietnam’s President Shows Party Infighting,” Linh Dan reported, VOA News, 24/3/2024

Xuân Lê lược dịch

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngày 20 tháng 3, Ban Chấp hành Trung ương đảng, trong một phiên họp bất thường, đã đồng ý cho ông Thưởng từ chức chủ tịch nước cùng mọi chức vụ khác. Việc ông Thưởng từ chức diễn ra trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 79 tuổi, đẩy mạnh nỗ lực chống tham nhũng.

Trong một thông báo bằng văn bản đưa ra cùng ngày, Văn phòng Trung ương đảng cho biết điều tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy ông Thưởng đã vi phạm các quy định của đảng.

Ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, nói với VOA ngày 23 tháng 3 rằng tuyên bố của chính phủ về việc sa thải ông Thưởng là mơ hồ, nhưng nhiều người nghi ngờ việc ông phải từ chức có liên quan đến thời gian ông giữ chức bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, từ năm 2011 đến năm 2014.

Ngày 8 tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh và nguyên Chủ tịch UBND Cao Khoa đã bị bắt, liên quan đến cuộc điều tra Tập đoàn Bất động sản Phúc Sơn. Theo báo cáo của chính phủ, công an phát hiện công ty bất động sản này đã có hành vi giả mạo, khai man và gian lận sổ sách kế toán, gây thiệt hại 26 triệu Mỹ kim cho ngân sách nhà nước.

Ông Giang giải thích: “Lúc đó ông Thưởng làm bí thư tỉnh ủy nên tất cả có liên quan với nhau và người ta cho rằng có lẽ ông Thưởng đã bị buộc phải từ chức vì lý do đó.”

Tranh giành quyền kế nhiệm

Ông Giang nói thêm, ông Thưởng từ chức là “sự việc cực kỳ hiếm gặp và đáng ngạc nhiên,” đặc biệt vì ông là chủ tịch nước thứ hai từ chức trong vòng chưa đầy hai năm.

Người tiền nhiệm của ông Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc, đã bị buộc phải từ chức vào tháng 1 năm 2023. Theo các đồn đoán, ông Phúc bị ngã ngựa là do có liên quan đến vụ án nâng khống giá bộ xét nghiệm Covid-19.

“Một người đã bị hạ bệ trong chiến dịch chống tham nhũng và một người khác được đưa vào để kế nhiệm vị trí đó… một năm sau ông này bị buộc thôi việc vì lý do tương tự,” ông Giang nói về hai vị chủ tịch nước.

Ông nói: “Điều này thực sự không tốt cho tổ chức đảng và hình ảnh của đảng trong tư cách là người bảo vệ sự ổn định.”

Ông Florian Feyerabend, đại diện Việt Nam của tổ chức chính trị Đức Konrad-Adenauer Stiftung, cũng có quan điểm tương tự. Ông nói với VOA rằng việc ông Phúc và ông Thưởng nối tiếp nhau bị buộc từ chức trong một thời gian ngắn “đặt ra những câu hỏi không thể tránh khỏi về khả năng dự đoán, độ tin cậy và hoạt động bên trong của hệ thống.”

Ông nói: “Tuy hệ thống vẫn ổn định, nhưng sự cân bằng quyền lực trong nội bộ đảng dường như đang bị lung lay trước đại hội đảng tiếp theo.”

Các chuyên gia cho biết thời điểm ông Thưởng từ chức rất quan trọng vì diễn ra ngay trước những thay đổi ở cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước được dự kiến tại đại hội toàn đảng lần thứ 14 vào năm 2026.

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales ở Úc, cho biết việc ông Thưởng từ chức sẽ có tác dụng đẩy nhanh quá trình lựa chọn ứng cử viên cho Ban Chấp hành Trung ương mới và “làm lộ ra những bất đồng trong ban lãnh đạo.”

Ở tuổi 54, Thưởng là ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị và được coi là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí tổng bí thư.

Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về Đông Nam Á và giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, nói với VOA vào ngày 20 tháng 3: “[Thưởng] rõ ràng đang nhắm tới một vị trí cao hơn. … Có nhiều lý do để tin rằng ông ấy có thể là một lựa chọn sáng giá cho một đảng đang bị mất dần sự kết nối với thế hệ trẻ.”

Ông Abuza nói: “Đó là một cú ngã khá ngoạn mục.”

Dù chưa rõ động cơ chính trị nào dẫn đến sự ngã ngựa của ông Thưởng, ông Abuza cho rằng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm dường như đang muốn tranh giành vị trí quyền lực nhất đất nước.

“Chúng ta vẫn chưa biết rõ là ai đã hạ bệ [Thưởng]”, ông Abuza nói. “Mọi con mắt đều đổ dồn vào bộ trưởng Công an vì ông ấy khá tàn nhẫn trong việc hạ gục các đối thủ. Rõ ràng ông ấy đang dòm ngó đến vị trí cao nhất cho chính mình.”

Ông Thayer nói với VOA rằng hai ứng cử viên có khả năng kế nhiệm ông Thưởng là ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Ông lập luận vụ án [Phúc Sơn] nổi lên sau 12 năm, “dẫn đến giả thuyết” rằng ông Tô Lâm đang loại bỏ các đối thủ tiềm năng, trong nỗ lực duy trì quyền lực sau đại hội đảng năm 2026.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư của Đảng Việt Tân, một đảng chính trị thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam, cũng nhận xét rằng việc ông Thưởng bị hạ bệ là kết quả của một cuộc tranh giành quyền lực.

“Đây có lẽ là một cuộc chiến ủy nhiệm để xem ai sẽ là người lãnh đạo đảng Cộng sản trong tương lai gần,” ông nói với VOA vào ngày 20 tháng 3.

Những thách thức kinh tế

Giáo sư Abuza cho biết, sự bất ổn chính trị gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế đất nước. Cùng với hai chủ tịch nước và các vụ bắt giữ cấp cao trong khu vực tư nhân, các quan chức bao gồm một phó thủ tướng, hai bộ trưởng và hơn chục lãnh đạo cấp tỉnh cũng đã bị cách chức kể từ năm 2021.

Ông Abuza nói: “Đối với một quốc gia luôn quảng cáo về sự ổn định chính trị như là một trong những điểm thu hút chính của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thì Việt Nam chắc chắn không có vẻ ổn định lắm.”

Ông Feyerabend cũng cho rằng, ổn định chính trị là một trong những yếu tố quan trọng khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, ông nói rằng các sự kiện chính trị gần đây không ảnh hưởng ngay lập tức đến sự ổn định chung của hệ thống chính trị Việt Nam hay sức hấp dẫn của đất nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ông Hoàng Tứ Duy của Việt Tân chỉ ra mối quan ngại về sinh kế của hơn 100 triệu người dân.

“Tôi nghĩ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vì sẽ gây ra trì trệ kinh tế,” ông Hoàng nói. Ông nói thêm rằng tham nhũng là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam nhưng do chiến dịch chống tham nhũng nên nhiều quan chức “lo ngại rằng họ sẽ bị lôi vào lò lửa.” Ông Trọng đã mô tả chiến dịch chống tham nhũng của ông là một “lò đốt rực lửa.”

“Các quyết định cấp phép đang bị [các quan chức] trì trệ và người dân không thể quyết định được,” ông Hoàng Tứ Duy nói. “Mọi thứ bị đông lạnh vì cuộc tranh giành quyền lực này.”

Tuy nhiên, ông Giang thuộc ISEAS cho biết vẫn còn chỉ dấu cho sự lạc quan. Ông cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực kinh tế quan trọng của đất nước và vẫn là ưu tiên hàng đầu của đảng Cộng sản.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ vượt qua sự bất ổn hiện tại và chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động tốt bất kể ai là người lãnh đạo.” “Việt Nam vẫn muốn duy trì… tăng trưởng kinh tế bền vững cao, ổn định chính trị và cân bằng tốt giữa Trung Quốc và Mỹ bất kể phe phái hay người nào nắm quyền.”

Linh Đan của Ban Việt Ngữ đài VOA tường trình từ Washington.

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.