chuỗi cung ứng toàn cầu

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tại một cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở văn phòng thủ tướng tại Tokyo hôm 24/11/2021 trong chuyến công du 4 ngày tại đây. Ảnh: AFP

Thủ tướng Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền để thu hút đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết rằng Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp để đảm bảo nhân quyền nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, theo Nikkei Asia. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết như vậy khi phát biểu tại Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư Việt Nam – Nhật Bản tại Tokyo, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tuần trước…

Nhân quyền và các vấn đề xã hội đang ngày càng được xem là quan trọng đối với các công ty toàn cầu khi tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng, theo Nikkei. Nhiều công ty sản xuất đồ may mặc đã ngừng tìm nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Đưa tin về hội nghị này, truyền thông Việt Nam không nhắc tới cam kết của ông Chính về nhân quyền.

Liệu kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022? Ảnh: Getty Images

Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?

Liệu tình trạng lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ (stagflation) đang tác động lên nền kinh tế thế giới có kéo dài? Trong suốt năm 2021, các ngân hàng trung ương và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các yếu tố khiến lạm phát tăng đi kèm tăng trưởng chậm sẽ chỉ mang tính tạm thời. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng sẽ được khơi thông, giá năng lượng sẽ quay trở lại mặt đất, và công nhân ở các nước giàu trên thế giới đang không tham gia lực lượng lao động — vì những lý do không ai hiểu rõ – sẽ quay trở lại làm việc…

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh chụp từ báo Vietnamnet

Việt Nam làm được gì trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đón đại bàng FDI mà chỉ loay hoay với những món ai làm cũng được, rõ ràng khả năng quá thấp kém so với cao vọng của Thủ Tướng Phúc! Nó cũng cho thấy sự đóng góp của các công ty Việt Nam là rất hạn chế và quá khiêm nhường đến mức không thể hiểu nổi đối với mọi người.

Câu hỏi đặt ra là tại ai?

Tổng Thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay nhau trong cuộc họp bên lề Thượng Đỉnh G20 tại Hamburg, Đức Quốc. 8/7/2017. Ảnh: AFP

Tại sao không là Việt Nam?

Tin tức từ PolicyTimes cho biết Indonesia đã giành chiến thắng khi nhận được sự gợi ý của tổng thống Mỹ cho phép 27 công ty của Mỹ vào nước này sau khi rút khỏi Trung Quốc vì Bắc Kinh đã lợi dụng chuỗi cung ứng toàn cầu để tạo sức ép với Mỹ và các quốc gia EU trong đợt dịch Covid-19 vừa qua…

Tại sao Tổng Thống Trump lại chọn Indonesia chứ không phải là Việt Nam khi Hà Nội có mặt những công ty khác đang hoạt động tại đây? Câu hỏi này thật ra không khó nếu tìm hiểu sâu hơn.

Một xưởng may gia công quần áo cho các nhãn hiệu nước ngoài trong một nhà máy ở Hà Nội. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ảo vọng ‘thoát Trung!’

Chưa bao giờ chính phủ Hoa Kỳ quyết tâm “thoát Trung” như hiện nay, từ cắt nguồn cung cấp linh kiện bán dẫn và nhu liệu điện toán cho tập đoàn Hoa Vi (Huawei) đến dự tính lập “quỹ hồi hương” $25 tỷ để khuyến khích các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước hoặc sang các nước khác nhằm tránh lệ thuộc vào hệ thống cung ứng hàng hóa của Trung Quốc.