Thủ tướng Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền để thu hút đầu tư nước ngoài

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tại một cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở văn phòng thủ tướng tại Tokyo hôm 24/11/2021 trong chuyến công du 4 ngày tại đây. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết rằng Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp để đảm bảo nhân quyền nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, theo Nikkei Asia.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết như vậy khi phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản tại Tokyo, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tuần trước.

“Đảm bảo an toàn cho con người là tạo cơ hội cho các nhà đầu tư,” thủ tướng Việt Nam được Nikkei, tuần báo có trụ sở ở Tokyo, trích lời nói tại hội nghị trong ngày cuối cùng công du Nhật Bản hôm 25/11, sau khi gặp mặt Thủ tướng Fumio Kishida. Ông Chính cho biết Việt Nam sẽ “chủ động hội nhập quốc tế về cả chiều sâu lẫn chiều rộng.”

Nhân quyền và các vấn đề xã hội đang ngày càng được xem là quan trọng đối với các công ty toàn cầu khi tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng, theo Nikkei. Nhiều công ty sản xuất đồ may mặc đã ngừng tìm nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

“Tôi muốn tăng cường triệt để cải cách hành chính và diệt trừ tham nhũng để mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư,” ông Chính cam kết.

Đưa tin về hội nghị này, truyền thông Việt Nam không nhắc tới cam kết của ông Chính về nhân quyền.

Tuy nhiên khi ghi nhận về cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Việt Nam với các nhà đầu tư Nhật Bản hôm 25/11 tại Tokyo, VnExpress cho biết rằng ông Chính nhắc tới một trong những điểm mới của Nghị quyết Đại hội Đảng 13 của Việt Nam là phát huy giá trị con người, trong đó “lấy con người vừa là trung tâm vừa là chủ thể, động lực và mục tiêu cho sự phát triển.” Cùng với việc cam kết tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và thông thoáng, thủ tướng Việt Nam còn “dành nhiều thời gian để nói về việc sẽ đảm bảo sự ổn định chính trị và an ninh con người cho các nhà đầu tư Nhật khi kinh doanh” tại quốc gia Đông Nam Á.

Trong chuyến thăm 4 ngày, ông Chính đã đề nghị các công ty Nhật Bản – hiện nằm trong số những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam – đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch cũng như phát triển kinh tế số. Theo truyền thông trong nước, thủ tướng Việt Nam đã gặp gỡ các đại diện của Hitachi, Sumitomo, Eneos và nhà điều hành Fast Retailing của Uniqlo, cùng các công ty khác.

Các công ty Nhật Bản – gồm công ty năng lượng eREX, nhà phát triển bất động sản Mitshubishi Estate, tập đoàn bán lẻ Aeon Mall và một số công ty thương mại – đã ký kết các biên bản ghi nhớ với phía Việt Nam. Theo VietNamNet, hai bên đã ký kết hơn 40 biên bản hợp tác trị giá hàng tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, gồm năng lượng tái tạo, chăm sóc y tế, và nuôi trồng thuỷ sản.

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy Nhật Bản là nước cung cấp ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức) cho Việt Nam với khoảng 27 tỷ USD và là đối tác lớn thứ 2 về vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) với luỹ kế đạt 64 tỷ USD.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, viện trợ ODA mà Nhật dành cho Việt Nam chiếm gần 30% nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức mà chính phủ nước này cung cấp cho các nước trên thế giới. Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản cho biết, ODA trong 30 năm qua của Nhật Bản đã giúp Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo cũng như công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.