vi phạm nhân quyền

Bà Nguyễn Thúy Hạnh thời điểm đang chữa trị ung thư và giấy thông báo bắt bị can để tạm giam. Ảnh: FB Huynh Ngoc Chenh

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh không được tại ngoại để chữa ung thư

Công an Hà Nội vừa mới đưa nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh quay trở lại trạm tạm giam dù đang điều trị cùng lúc cả hai bệnh tâm thần và ung thư…

Hàng loạt các tổ chức xã hội dân sự và nhân sĩ trí thức ở trong và ngoài nước thời gian qua đã ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà Hạnh để chữa bệnh hiểm nghèo, căn cứ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Cảnh sát xếp thành đội hình tại trụ sở của Evergrande, một nhà phát triển bất động sản, ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 15/9/2021. Ảnh: Noel Celis/ AFP via Getty Images

Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc

Theo cựu phóng viên nước ngoài sau trở thành điều tra viên thẩm định Peter Humphrey, hiện Trung Quốc có ít nhất 5 triệu tù nhân (không bao gồm những người trong các trại tù ở Tân Cương và Tây Tạng), nhiều người trong số họ bị giam vì những lý do vụn vặt hoặc thực sự vì lý do chính trị, và có ít nhất 5.000 người là người nước ngoài.

Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh (trái) và Luật gia Đặng Đình Bách. Ảnh: Amnesty International

Tổ chức nhân quyền Quốc tế chung tay bảo vệ nhà hoạt động VN trước sự đàn áp của chính quyền

Giáo sư Laurel còn cho rằng khi những tiếng nói trong nước bị bóp nghẹt, những nhà hoạt động phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ tù, nếu họ lên tiếng. Do đó, các tổ chức quốc tế bên ngoài Việt Nam, có cơ hội và đặc quyền lên tiếng thay cho họ. Điều này, theo bà Laurel, thể hiện tình đoàn kết quốc tế:

“Sẽ rất nguy hiểm nếu các nhóm hoạt động địa phương đứng lên bảo vệ những người bị bỏ tù oan. Chúng tôi nêu lên những trường hợp này nhằm thể hiện tình đoàn kết quốc tế và để các nhà hoạt động cùng gia đình họ biết rằng họ không bị lãng quên.”

Phóng sự: Gia đình các tù nhân lương tâm vững tin vào con đường người thân đã chọn

Quyền con người bị xâm phạm nghiêm trọng và có hệ thống tại Việt Nam, đơn cử như quyền tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt và hạn chế nghiêm trọng tự do Internet; ngăn cấm quyền tự do hội họp và tự do lập hội; hạn chế tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; cấm đoán các hoạt động chính trị đối lập. Trong khi tình trạng tham nhũng lại diễn ra hết sức nghiêm trọng.

Nhà báo Phạm Đoan Trang trong một video clip trên trang cá nhân. Cô Đoan Trang là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam và đang bị giam cầm với bản án chín năm tù chỉ vì đấu tranh nhân quyền một cách ôn hòa. Ảnh minh họa: Người Việt (Chụp qua màn hình)

Đảng Việt Tân: ‘Đã đến lúc CSVN phải thực hiện các cam kết về nhân quyền’

Chỉ một ngày sau khi Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Tư, 12 Tháng Mười, đảng Việt Tân lên tiếng cho rằng “đã đến lúc CSVN phải thực hiện các cam kết về nhân quyền.”

“Việc nhà nước Cộng Sản Việt Nam lọt vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng kêu gọi Hà Nội có những bước cụ thể cải thiện tình hình nhân quyền,” thông cáo của Việt Tân viết.

Ảnh: VOA

8 tổ chức nhân quyền đề nghị LHQ chớ cho VN vào Hội Đồng Nhân Quyền

8 tổ chức nhân quyền, bao gồm cả tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ khác nhau, trong đó có Asia Democracy Network, Committee to Protect Journalists, Innovation for Change – East Asia, Martin Ennals Foundation, PEN America, The 88 Project, bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng “Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và nước này không xứng đáng có một ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền”

Lên án nhà cầm quyền CSVN đưa tù nhân lương tâm Nguyễn Thúy Hạnh vào bệnh viện tâm thần khi đang bị giam cầm bởi cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Ảnh: FB Việt Tân

Việt Tân lên án nhà cầm quyền CSVN đưa tù nhân lương tâm Nguyễn Thúy Hạnh vào bệnh viện tâm thần

Facebook Việt Tân lên án nhà cầm quyền CSVN đưa tù nhân lương tâm Nguyễn Thuý Hạnh vào bệnh viện tâm thần, bởi đây thực chất là thủ đoạn độc ác nhằm giam giữ các nhà bất đồng chính kiến không có thời hạn.

Việc dồn ép những người bình thường, minh mẫn, khoẻ mạnh vào bệnh viện tâm thần và bắt uống thuốc liều cao có thể khiến họ suy kiệt cả về tinh thần và thể xác.

Tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng bị trói chân tay vào giường sắt ở một bệnh viện tâm thần. Ảnh: Internet

Tù không án

Đừng tưởng chỉ có ngày xưa mới có tù không án, bây giờ vẫn có, chỉ là dưới dạng khác.

Chỉ hai tháng nữa là tròn bốn năm kể từ khi Lê Anh Hùng bị bắt giam (Ngày 5/7/2018). Trong gần bốn năm qua, nhiều lần Lê Anh Hùng bị đưa đi giám định tâm thần. Sau đó, gia đình được thông báo bằng miệng, là đã có lệnh tạm đình chỉ điều tra vụ bắt và tạm giam Lê Anh Hùng, nhưng lại chuyển Lê Anh Hùng sang bệnh viện tâm thần, để “chữa bệnh” bắt buộc!