Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh không được tại ngoại để chữa ung thư

Bà Nguyễn Thúy Hạnh thời điểm đang chữa trị ung thư và giấy thông báo bắt bị can để tạm giam. Ảnh: FB Huynh Ngoc Chenh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công an Hà Nội vừa mới đưa nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh quay trở lại trạm tạm giam dù đang điều trị cùng lúc cả hai bệnh tâm thần và ung thư.

Gia đình cho biết, vào ngày 22 tháng 3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định bắt tạm giam cho bà Nguyễn Thúy Hạnh và đưa bà trở lại Trại tạm giam số 2.

Sự việc này diễn ra trong bối cảnh nhà hoạt động nhân quyền người Hà Nội đang trải qua quá trình điều trị ung thư tử cung, sau khi được chuẩn đoán mắc căn bệnh này hồi tháng 1 năm 2023.

Điều đáng nói là trước đó phía công an đã chủ động đề nghị gia đình viết đơn xin tại ngoại nhằm cho phép bà Hạnh về nhà điều trị ung thư. Công an địa phương cũng đã gọi cho gia đình “chúc mừng Hạnh sẽ được tại ngoại,” nhưng sau lại đột ngột thay đổi quyết định.

Trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Nguyễn Thúy Hạnh viết về phản ứng của bản thân về sự việc này, trong đó có đoạn:

“Tui và gia đình rất bất ngờ về sự thay đổi này, đang rất sốc và lo lắng về tình trạng sức khỏe của Hạnh trong trại tạm giam. Mỗi lần xạ hoá trị về, Hạnh rất đau đớn và mỏi mệt, không ăn uống được gì ngoài một chút sữa Ensure. Trong điều kiện của trại tạm giam gia đình rất lo ngại không đảm bảo cho Hạnh được hồi phục.”

Bị bắt hồi tháng 4 năm 2021, nhà hoạt động nổi tiếng với sáng kiến Quỹ 50k chuyên giúp đỡ cho thân nhân của tù nhân lương tâm và gia đình họ, bị cáo buộc có hành vi “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tuy nhiên, hồi tháng 4 năm 2022, chính quyền đã đưa bà Nguyễn Thúy Hạnh vào bệnh viện tâm thần để điều trị bắt buộc sau hai lần giám định bà bị rối loạn trầm cảm cấp tính, và giữ ở đó trong hai năm.

Như vậy, cho đến nay nhà hoạt động này đã bị giam giữ ba năm liên tiếp dưới nhiều hình thức, mà chưa được ra tòa.

Hàng loạt các tổ chức xã hội dân sự và nhân sĩ trí thức ở trong và ngoài nước thời gian qua đã ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà Hạnh để chữa bệnh hiểm nghèo, căn cứ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Trao đổi với RFA, Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm đã dành tổng cộng 6 năm rưỡi trong tù, cho biết quan điểm của ông trước việc chính quyền đưa bà Nguyễn Thúy Hạnh vào trại giam khi đang điều trị ung thư:

“Tôi thực sự hết sức bất ngờ, thậm chí là sốc trước quyết định của cơ quan an ninh điều tra, công an Tp. Hà Nội. Bởi vì một người đang ở trong bệnh viện điều trị tâm thần thì điều kiện giam giữ tốt hơn, và điều kiện chữa bệnh cũng tốt hơn là khi đưa chị Nguyễn Thúy Hạnh quay trở lại trại tạm giam.

Điều kiện để điều trị bệnh trong trại tạm giam hết sức nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu chữa trị những bệnh nan y như bệnh ung thư.”

Và theo ông thì với điều kiện giam giữ của trại tạm giam thì sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của bà Nguyễn Thúy Hạnh sẽ bị đe dọa.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh được biết đến qua các hoạt động hỗ trợ người thân của các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, và nạn nhân của các vụ cưỡng chế đất đai, trong đó có vụ Đồng Tâm.

Vụ bắt giữ nhà hoạt động này bị các tổ chức nhân quyền phản đối và tố cáo là “vi phạm nhân quyền” và “có động cơ chính trị.”

Nguyễn Trường Sơn

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”