đầu từ nước ngoài

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tại một cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở văn phòng thủ tướng tại Tokyo hôm 24/11/2021 trong chuyến công du 4 ngày tại đây. Ảnh: AFP

Thủ tướng Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền để thu hút đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết rằng Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp để đảm bảo nhân quyền nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, theo Nikkei Asia. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết như vậy khi phát biểu tại Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư Việt Nam – Nhật Bản tại Tokyo, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tuần trước…

Nhân quyền và các vấn đề xã hội đang ngày càng được xem là quan trọng đối với các công ty toàn cầu khi tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng, theo Nikkei. Nhiều công ty sản xuất đồ may mặc đã ngừng tìm nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Đưa tin về hội nghị này, truyền thông Việt Nam không nhắc tới cam kết của ông Chính về nhân quyền.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do công ty Trung Quốc thực hiện bị trì hoãn 10 năm, đội vốn hàng trăm triệu đô la. Ảnh: AFP

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Đầu tư từ Trung Quốc tăng là điều đáng lo ngại”

Tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong vào Việt Nam từ trước đến nay đã đạt trên 76 tỷ USD, vượt qua Hàn Quốc (70,4 tỷ USD) và Nhật Bản (gần 60 tỷ USD)…

Trao đổi với RFA về vấn đề này, chuyên gia Kinh tế, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh rằng thay vì mừng, bà cảm thấy lo lắng khi dòng đầu tư từ Trung Quốc “tăng tốc” vào Việt Nam.

Một nhà máy của Samsung hoạt động tại Việt Nam. Ảnh: Cafef

Làm sao để Việt Nam có thể thu hút FDI hậu Covid-19?

“Phải hành động trong lúc này, đi đón đầu, đi gặp gỡ để kéo được những dòng vốn mình cần về. Không thể ngồi chờ vì nếu ngồi chờ thì các nước khác sẽ hớt hết những cái ngon nhất. Những cái còn lại mới chạy đến Việt Nam.” (Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung)

Một xí nghiệp may. Ảnh: Báo Lao Động

Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Khi thời kỳ dân số vàng của Trung Quốc dần qua đi, chi phí sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng lên đáng kể. Vấn đề này, cùng với áp lực bảo vệ môi trường ngay càng tăng cao, đã khiến nhiều công ty đa quốc gia chuyển nhà máy của họ đến Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ đang tìm cách để hạn chế tổn thất từ cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Những thách thức đằng sau đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc

Trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, thuế quan, là một con bài mà Hoa Kỳ đang áp dụng với các mặt hàng của Trung Cộng. Cuộc chiến chưa biết kéo dài ra sao, nhưng các nhà quan sát đã thấy sự chuyển dịch của các công ty ở Trung Cộng chảy vào Việt Nam rất nhiều trong cuối năm 2018 và sắp tới.

Kinh tế tụt hậu và phát triển khập khiễng

Sau hơn 40 năm với những bước đi khập khiễng như người vừa què vừa mù, kinh tế Việt Nam ngày càng tụt hậu vì những chính sách hoàn toàn chấp vá kiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giờ đây người ta có thể hỏi: Người cộng sản đang làm kinh tế, nhưng họ làm gì mà kinh thế?