công nhận nền kinh tế thị trường

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh minh họa: Reuters

Cả Chính phủ Mỹ và Việt Nam đều can thiệp vào thị trường: đâu là sự khác biệt?

Có một thực tế là chính phủ Hoa Kỳ và tất cả các nước tư bản phát triển khác đều can thiệp vào nền kinh tế. Vậy phải hiểu thế nào khi Hoa Kỳ đặt ra 6 tiêu chí để đánh giá sự can thiệp vào nền kinh tế của chính phủ các nước khác? Sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong vấn đề can thiệp vào thị trường là gì?

Một nữ công nhân làm việc trong một xưởng may tư nhân ở Hà Nội, tháng 1/2021. Ảnh minh họa: Reuters

Việt Nam có kinh tế thị trường hay không: Hoa Kỳ nói gì, Việt Nam biện hộ ra sao?

Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9/2023 để nâng cấp quan hệ hai nước lên “đối tác chiến lược toàn diện,” Việt Nam đã gửi yêu cầu Hoa Kỳ công nhận mình có kinh tế thị trường.

Trong tuyên bố chung của hai nước, Tổng thống Biden khẳng định sẽ xem xét yêu cầu này. Rất nhanh chóng, ngày 30/10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng quá trình đánh giá lại tình trạng “nền kinh tế phi thị trường” của Việt Nam. Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là  “nền kinh tế phi thị trường” vào năm 2001 để chống bán phá giá và trợ cấp.

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?