Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị

Ảnh: US Human Rights Network

Hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận?

Việc chửi mắng và bình phẩm ác ý về các nghệ sĩ và ca sĩ gần đây trên mạng xã hội được nhiều người, trong đó có giới luật sư, cổ xúy và biện minh bằng quyền tự do ngôn luận, dựa trên lập luận rằng giới nghệ sĩ được xem là nhân vật công chúng, căn cứ Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

Vậy cần hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận, và thế nào là nhân vật công chúng theo Điều 19 của ICCPR?

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ảnh chụp ngày 09/12/2020 - Fabrice Coffrini, AFP

Nhân quyền: Liên Hiệp Quốc lo ngại Việt Nam bắt người tùy tiện

Trong một cuộc họp báo tại Genève, phát ngôn viên Ravina Shamdasani của Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hôm 08/10/2021, nhận định hiện đang có một xu hướng “đàn áp ngày càng tăng” nhắm vào quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Phát ngôn viên Phủ Cao Ủy Nhân Quyền nhấn mạnh đến việc nhiều nhà tranh đấu “thường bị tạm giam bất hợp pháp trong thời gian dài trước khi xét xử, thường xuyên có các báo cáo bày tỏ lo ngại về cách đối xử với họ trong trại giam, cũng như việc quyền được xét xử công bằng bị xâm phạm.”

Phiên toà sơ thẩm 29 người dân xã Đồng Tâm với cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ ở Hà Nội hôm 14/9/2020. Ảnh: AFP

Ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10/12: Việt Nam gia tăng đàn áp năm 2020

“Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, có số tù chính trị cao hơn bất cứ nước nào khác.”

Ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Quốc tế – HRW đã phát biểu với RFA như vậy nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12 năm nay.