đảo chánh Miến Điện

ASEAN chỉ mời một đại diện phi chính trị của Miến Điện mà không mời Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Miến Điện hiện thời, tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên ASEAN sẽ diễn ra vào ngày 26 đến 28/10/2021. Trong hình, các nghệ sĩ trình diễn trong lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 26/6/2020. Ảnh minh họa: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

ASEAN cứng rắn với Miến Điện – một chuyển biến lịch sử?

Việc cấm cửa Tướng Min Aung Hlaing của quân đội Miến Điện tại hội nghị thượng đỉnh là bước chuyển biến cứng rắn nhất từ trước tới nay của ASEAN nhưng có thể đó chỉ là bước đầu, cần được nối tiếp bằng những quyết định trừng phạt nặng nề hơn cho đến khi quân đội Miến Điện trả lại cho dân quyền điều hành đất nước một cách dân chủ và tiến bộ.

Việt Tân cùng hơn 130 tổ chức gửi thư yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí lên Myanmar.

Việt Tân cùng hơn 130 Tổ Chức gửi thư kêu gọi Hội Đồng Bảo An LHQ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar

Việt Tân cùng hơn 130 Tổ Chức gửi thư đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar

137 tổ chức phi chính phủ đến từ 31 quốc gia đã cùng ký tên trong một kiến nghị thư kêu gọi Hội Đồng Bảo An LHQ khẩn cấp áp đặt lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu đối với Myanmar để đối phó với cuộc đảo chính quân sự và để ngăn chặn chính quyền tiếp tục hành vi đàn áp những người biểu tình.

Những người biểu tình trẻ tuổi của Myanmar chơi nhạc cụ và hát ở Yangon, Myanmar, hôm 23/2/2021 bất chấp lời đe dọa của phe quân đội cấm tụ tập đông hơn năm người. Ảnh: AP

Nền dân chủ Myanmar nằm trong tay giới trẻ

Nhờ hội nhập với thế giới và kết nối mạng Internet toàn cầu trong những năm gần đây, giới trẻ Myanmar bây giờ không chỉ mở rộng được kiến văn về các thể chế chính trị, về tình hình thế giới mà còn có lợi thế hơn các thế hệ cha anh trong công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho quê hương họ.

Người dân mang theo hình bà Aung San Suu Kyi trong cuộc biểu tình trước Tòa Đại Sứ Miến Điện ở Bangkok, Thái Lan, sau tin đảo chánh hôm 1/2/2021. Ảnh: Lauren DeCicca/ Getty Images

Miến Điện giữa đường đứt gánh

Tiến trình dân chủ hóa của Miến Điện, sau khi đi được một thập niên, đã đột ngột bị chặn đứng và đảo ngược. Đất nước 54 triệu dân lại rơi vào chế độ quân quản và chưa biết tương lai sẽ như thế nào. Nếu Hoa Kỳ và phương Tây áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị như các tuyên bố đầy đe dọa của Tổng Thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo phương Tây khác, Miến Điện sẽ lại rơi trở lại tình trạng đói nghèo và chế độ chuyên chế. Và sẽ lún sâu hơn vào vòng kiềm tỏa của Trung Quốc.

Quân đội chặn đường vào Quốc Hội Miến Điện sau khi bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và tổng thống nước nầy trong cuộc đảo chính hôm 1/2/2021. Ảnh: AFP

Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh

Các nền dân chủ phương Tây đã phát triển các công cụ gây áp lực tốt hơn so với thời kỳ Myanmar còn nằm dưới chế độ quân sự trong những thập niên trước. Không cần phải nhanh chóng quay trở lại các lệnh trừng phạt kinh tế sâu rộng của thời kỳ đó, vốn khiến đất nước rơi vào cảnh nghèo đói. Nhưng vẫn có dư địa để tái áp dụng và mở rộng các biện pháp có mục tiêu chọn lọc hơn nhắm vào các lợi ích thương mại của quân đội và các nhà tài phiệt có dây mơ rễ má với họ.

Bà Aung San Suu Ky (trái) và Tướng Hlaing (phải) người cầm đầu cuộc đảo chánh chính phủ dân sự Myanmar hôm 1/2/2021. Ảnh

Con đường dân chủ chông gai của Miến Điện

Rõ ràng là cuộc đảo chánh của phe quân đội tại Miến Điện có sự “thông đồng” với Bắc Kinh. Chính vì thế mà hiện nay, các quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc Châu và Liên Âu đều lên tiếng yêu cầu phe quân đội “ngay tức khắc từ bỏ quyền lực mà họ vừa chiếm giữ;” nhưng chưa quốc gia nào đưa ra biện pháp trừng phạt mạnh mẽ vì không muốn đẩy Tướng Hliang lún sâu vào vòng tay của Bắc Kinh.