đạo đức

Văn hóa

Điều này giải thích một phần lý do tại sao thế hệ những sinh viên đi du học thập niên 50 của thế kỷ trước ai cũng một lòng muốn về dựng lại quê hương, còn thế hệ sau này giờ đây đã nghĩ khác. Nó cũng giải thích tại sao âm nhạc mới của Việt Nam trở nên vô hồn, phim ảnh trở nên nhạt nhẽo, và văn chương rất buồn tẻ trong một cộng đồng dân cư đến 100 triệu dân.

Và khi một dân tộc chỉ còn một văn hoá chán chường và nhạt nhẽo thì có hi vọng gì có một tương lai?

Phụ nữ Afghanistan dự một sự kiện nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ tại Kabul, Afghanistan. Ảnh: AP

Những gì tốt đẹp sẽ không chết!

Từ nhận xét về một bài thơ Tô Thùy Yên, Vương Trí Nhàn so sánh nền nếp sống của hai miền Nam, Bắc. Ông thấy trong khi ở miền Bắc “Một cái gì đó rất tốt đẹp đã chết đi trong chúng tôi” thì tại miền Nam “…có những con người được giáo dục theo kiểu khác, có những niềm tin khác, bị những quy luật khác chi phối, và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế.” Ông nêu lên niềm hy vọng, “…trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai là niềm hi vọng của cả xã hội.”

Vụ án Hồ Duy Hải lại nổi sóng sau phiên giám thẩm hôm 6-8/5/2020. Ảnh: Kênh Youtube Việt Tân

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng lạc quan với diễn biến mới trong vụ Hồ Duy Hải

Bên cạnh vụ án Hồ Duy Hải với kết quả phiên giám đốc thẩm đang gây nhiều phản đối trong dư luận, thì một vụ án khác – vụ án nâng điểm trong kỳ thi trung học phổ thông vào năm 2018 – cũng đang tạo sự quan tâm rộng rãi trong xã hội.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận định về những diễn biến mới nhất của các vụ án mà kết quả không chỉ tác động đến những người liên quan trực tiếp mà còn tạo ra những tiền lệ ảnh hưởng đến mọi người dân Việt Nam.

Các bị cáo trong vụ án nâng điểm thi tại tỉnh Hòa Bình ra trước toà hôm 13/5/2020. Ảnh: Pháp Luật Plus

Xã hội khuyết tật

Cô giáo cựu trưởng phòng khảo thí Sở Giáo Dục tỉnh Hòa Bình đã phát biểu rất “khảng khái” rằng: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật.”

Nghe câu nói này từ miệng một giáo viên, một trưởng phòng khảo thí của ngành giáo dục một tỉnh, người ta thấy điều gì?

Một số giáo chức bị cáo trong vụ án nâng điểm thi tại tỉnh Hòa Bình tươi cười khi rời tòa trưa hôm 13/5/2020. Ảnh: Giáo Dục

Xứ “gù”

“Ai cũng gù, mình thẳng lưng hóa ra khuyết tật.”

Câu nói của bà cựu trưởng phòng khảo thí trong phiên tòa sơ thẩm ngày 13 tháng Năm, 2020, vụ án gian lận điểm thi tại tỉnh Hòa Bình năm 2018 bỗng nhiên nổi tiếng và trở thành như một thứ “ranh ngôn” mới, được lấy làm tiêu để cho nhiều bài báo, là “hot trend” của những ngày qua.