Xã hội khuyết tật

Các bị cáo trong vụ án nâng điểm thi tại tỉnh Hòa Bình ra trước toà hôm 13/5/2020. Ảnh: Pháp Luật Plus
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Câu chuyện ngành giáo dục Việt Nam gây chấn động năm qua về những vụ gian lận điểm thi lại nóng lên qua phiên tòa xét xử những can phạm trong vụ án được báo chí Việt Nam đưa tin mấy hôm nay.

Nóng lên, không chỉ vì những chuyện nâng điểm trắng trợn cho con cái quan chức, con cái những kẻ lắm tiền, nhiều của ở một loạt tỉnh đã gây nên nỗi bức xúc trong xã hội vì luật pháp bị vi phạm nghiêm trọng. Công bằng xã hội bị phá hoại, hậu quả sẽ vô cùng lớn khi đưa những sản phẩm giáo dục ra cho xã hội là những sản phẩm kém chất lượng, lại được cơ cấu làm cha mẹ của dân và lại vào vòng luẩn quẩn chỉ biết khoét nặn, tiêu cực và gian dối.

Không bình thường

Những thông tin qua báo chí, còn làm cho dư luận xã hội nóng lên ở một điểm: Những nghi phạm khi ra tòa, mặt mày hớn hở và đua nhau làm dáng trước máy ảnh của báo chí, những nụ cười tươi tắn và những lời nói ráo hoảnh của đội ngũ những người làm công tác giáo dục đã cho xã hội những đòn choáng váng.

Cô giáo Diệp Thị Hồng Liên (cựu trưởng phòng khảo thí Sở giáo dục Tỉnh Hòa Bình) đã phát biểu rất “khảng khái” rằng: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”.

Nghe câu nói này từ miệng một giáo viên, một trưởng phòng khảo thí của ngành giáo dục một tỉnh, người ta thấy điều gì?

Trước hết, cần phải nói rằng, nghi phạm này đã thẳng thắn khi nói ra một điều mà cả xã hội đều biết và đều thừa nhận, nhưng chẳng mấy ai thấy lạ và càng ít người dám nói công khai, chưa nói là thẳng thắn trước tòa.

Sở dĩ nói rằng sự không bình thường này được cả xã hội thừa nhận, bởi thực tế cuộc sống đã cho thấy ở xã hội Việt Nam ngày nay, những điều tốt, những điều nên làm đã không còn là chuyện hiển nhiên, không còn là chuyện bình thường.

Ngược lại, những chuyện không nên có, chẳng nên làm, không bình thường và khó chấp nhận trong xã hội, ngày nay đã trở thành chuyện “cơm bữa” tại Việt Nam.

Người ta thấy rất rõ những cảnh nơi công cộng, trên xe bus, cảnh móc túi diễn ra ngang nhiên mà bao nhiêu hành khách đều ngoảnh mặt giả tảng như không biết, chỉ để cho nạn nhân kêu khóc. Điều này ngược hẳn với nét văn hóa Việt xưa nay là “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha” mà cha ông đã bao đời vun đắp.

Người ta thấy cả đám học sinh nữ đua nhau lột quần áo một nữ sinh khác bạn mình, nhưng đám nam sinh chỉ đứng nhìn và quay clip để đưa lên mạng mà không hề can thiệp. Người ta thấy cảnh học sinh ngang nhiên đánh, chửi cô, thầy giáo ngay trước lớp, thậm chí phụ huynh còn bắt cô giáo phải quỳ, xin lỗi học sinh ngay giữa lớp. Điều này ngược hẳn với truyền thống xưa nay là “Tiên học lễ, hậu học văn”

Người ta thấy Cảnh sát giao thông ngang nhiên trấn lột người tham gia giao thông trên mọi nẻo đường, nhưng vẫn coi như đó là chuyện bình thường và đi qua như không có chuyện gì xảy ra. Điều này ngược với những gì mà chế độ này luôn tuyên truyền tung hô rằng “Cán bộ là đầy tớ nhân dân”.

Người ta thấy cảnh người dân đứng nhìn nhà cầm quyền ủy sập nhà, cưỡng chế nhà bên cạnh mà không nói một lời. Để rồi khi đến lượt mình bị cướp đất, cướp nhà thì kêu gào không ai quan tâm.

Người ta thấy, chuyện “nhặt được của rơi, tìm người trả lại” là chuyện lạ trong xã hội ngày nay. Bởi vì lập tức có người nói: “Điên,thiên hạ bây giờ không cướp được của người khác thì thôi chứ nhặt được ai lại đi tìm trả người mất”!

Người ta cũng thấy nhan nhản những cán bộ, công chức với lý lịch từ những con cái các gia đình “ba đời làm thuê, cuốc mướn, ăn củ chuối thay cơm” để rồi vào đảng “tiên phong của giai cấp vô sản” rồi chỉ một thời gian làm cán bộ thì giàu có đến mức kinh ngạc mà không cần biết tiền của từ đâu đổ vào nhà họ. Và cả xã hội coi đó là chuyện đương nhiên.

Lớn hơn, rộng hơn, trên tầm vóc của cả xã hội, cả đất nước, người ta thấy khi lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, non sông bị bán đứng cho giặc, bọn xâm lược ngang nhiên xâm chiếm lãnh thổ của đất nước, của cha ông để lại mà mọi người dân dửng dưng như không có chuyện gì liên quan đến mình. Tất cả chỉ lo cho nồi cơm nhà mình, lo cho cốc bia những buổi chiều bên vỉa hè thành phố.

Bởi tất cả “đã có đảng và nhà nước lo”. Họ bỏ mặc cho đảng đàn áp, bắt bớ những người yêu nước, thương nòi dám cất lên tiếng nói đòi công bằng xã hội, đòi bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, đòi cho người dân được sống trong môi trường trong sạch.

Khi cả xã hội vào trong vòng xoáy của sự vô cảm, sự ích kỷ và nhỏ nhen, chỉ biết cho bản thân, gia đình mình và cao hơn là phe nhóm thì lúc đó, những chuyện bình thường ngày càng hiếm hoi.

Và những người làm điều tốt đẹp, trở thành những kẻ điên khùng, những người không bình thường vì chỉ biết “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Khi một xã hội mà từng cá nhân, gia đình cấu tạo nên nó đều nhiễm một thói quen, sự ích kỷ và sống chỉ biết đến mình, thì những cái tốt đẹp, cái chung, sự hy sinh là điều càng hiếm hoi và lạ lẫm.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân

Tất cả những điều đó được ươm mầm, vun trồng và chăm bẵm bởi một hệ thống tư tưởng mang tên Mác – Lenin và tư tưởng vọng ngoại, nô lệ và làm tay sai cho ngoại bang được gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Kể từ khi chủ nghĩa cộng sản được du nhập vào Việt Nam với ý thức tôn thờ vật chất, lấy bạo lực làm cách hành xử, lấy dối trá làm phương tiện để thu phục lòng người đi theo mình vì cái bả vật chất, bỏ qua mọi yếu tố văn hóa, tinh thần truyền thống thì dần dần, những nét đẹp, những điều bình thường trong xã hội đã dần dần mất đi hoặc biến dạng.

Không phải ngẫu nhiên, mà người dân không tin vào những điều tốt đẹp có thể tồn tại được trong xã hội, để rồi chỉ lo cho quyền lợi cá nhân của mình. Bởi vì ngay từ khi có mặt ở Việt Nam, đảng Cộng sản đã dẫn đầu và tổ chức những cuộc “cướp” trên mọi lĩnh vực. Trước hết là cướp chính quyền năm 1945, sau đó là những “cuộc cách mạng” mà thực chất là những cuộc chém giết cướp bóc của những “giai cấp, tầng lớp” khác.

Rồi cuộc cưỡng bức, xâm lược và chiếm cướp Miền Nam Việt Nam. Kế theo đó, là những cuộc cướp của chính dân lành, của ông chủ mình từ ruộng đất, tài sản, thuế má, tài nguyên…

Và khi xã hội đã nhiễm thói cướp, thì mọi sự công bằng, sự tương thân tương ái, sự hy sinh cho người khác là điều hiếm hoi.

Đất nước Việt Nam, mặc dù trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người dân Việt đã hun đúc được truyền thống quật cường, đoàn kết chống ngoại xâm, Thế nhưng, “từ ngày có đảng”, người dân được dạy dỗ và chỉ được phép hành động theo mớ lý thuyết “Chiến đấu cho lý tưởng cộng sản” và “Vì phong trào cộng sản quốc tế”, “Vì sự nghiệp của giai cấp vô sản toàn thế giới”… do vậy, những lợi ích dân tộc, đất nước được bỏ qua để phấn đấu xây dựng một thế giới đại đồng.

Không phải người dân Việt xưa nay không biết quý trọng những giá trị nhân cách con người, người xưa đã dạy rằng: “Chết vinh còn hơn sống nhục”. Nay bỗng nhiên quan niệm xã hội thay đổi và người ta quan niệm ngược lại: “Thà sống nhục còn hơn là chết”.

Bởi họ đã thấy, đã trải nghiệm, đã chứng kiến những kẻ rao giảng những lời đạo đức nhất, những lãnh tụ được tôn sùng nhất, những lãnh đạo được tung hô nhất thì nó tròn trịa, bóng bẩy và trở thành thần thánh.

Thế nhưng, khi sự thật bị bóc trần, khi sự hiểu biết của người dân ngày càng cao hơn, những bí mật của triều đình cộng sản bị phơi bày trước thiên hạ, thì khi đó người dân tự rút ra cho mình một kết luận: Tốt nhất là không nên thừa thãi lòng tin.

Chẳng nói đâu xa xôi, chỉ vài năm nay thôi, người dân Việt Nam chứng kiến rõ hơn những sự thật, những mặt sau, những bản chất của hệ thống quan chức cộng sản. Những cán bộ cao cấp hẳn hoi, là hạt giống đỏ, là nhân tố “Tổ chức và lãnh đạo mọi cuộc cách mạng Việt Nam”, thế nhưng, khi bị đưa vào vòng ngắm, ra vành móng ngựa, người dân mới biết đó là những kẻ ăn tàn, phá hại, những kẻ “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”. Đó là những ủy viên Bộ Chính trị đã phá tiền dân như đốt lá rừng.

Đó là những tướng, tá công an đứng đầu ngành chống tội phạm công nghệ cao lại tổ chức đánh bạc công nghệ cao hàng chục ngàn tỷ.

Đó là những bộ trưởng, hôm qua còn viết sách rao giảng về đạo đức cách mạng, về chống diễn biến tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, hôm nay mới lộ mặt là những tên ăn hối lộ cả chục triệu đola một lần.

Đó là những Trưởng phòng an ninh, Giám đốc sở giáo dục, với những quan chức đứng đầu tỉnh như Bí thư Tỉnh ủy… đã câu kết với nhau nâng điểm thi kiếm lợi.

Có thể nói rằng, không thể kể hết những “tấm gương điển hình” của hệ thống quan chức cộng sản, đã từng là những “đảng viên trung kiên, xuất sắc” là những người rao giảng về đạo đức Hồ Chí Minh… khi lộ mặt là những tội đồ mà nhà tù chưa đủ để đền những tội do chúng gây ra.

Và vì thế, từ một cá nhân, đến một gia đình, một dòng họ, lớn hơn là đảng phái… trong xã hội “những thằng gù” ngày càng phát triển và oái oăm thay, họ lại “sống khỏe” và ăn trên, ngồi trốc để dạy dỗ thiên hạ.

Khi thượng bất chính, hạ tắc loạn là điều không có gì đáng ngạc nhiên. Chính vì thế, người ta thấy rất rõ những thực trạng xã hội ngày nay lấy cái ngược đời làm tiêu chuẩn, loại bỏ những chuẩn mực đã được xây dựng bằng một nền văn hóa tốt đẹp, lâu đời.

Thế nên, đội ngũ y tế, ngày xưa lấy y đức làm đầu, thì ngày nay bằng mọi cách moi tiền bệnh nhân bằng nhiều thủ đoạn man rợ.

Thế nên, đội ngũ giáo dục ngày xưa được dạy “tiên học lễ, hậu học văn” và thi cử nhằm chọn người tài, thì ngày nay, cả hệ thống từ Bộ trưởng trở xuống đều là đề tài để người dân ca thán, chán nản và thất vọng.

Và muôn mặt xã hội đã thể hiện triệt để tinh thần của chế độ cộng sản: Dối trá, lừa lọc, bạo lực và tàn bạo.

Thế nên, xã hội nảy sinh hàng loạt, để chiếm đa số trong xã hội những con người khuyết tật về nhân cách, về tư duy và hành vi. Và khi những kẻ khuyết tật chiếm đa số, thì những người lương thiện, công chính, yêu nước, trong xã hội trở thành những con số nhỏ nhoi, lạc lõng và cô đơn.

Và khi xã hội chấp nhận điều không bình thường trở thành bình thường, thì hẳn nhiên những điều bình thường sẽ trở thành không bình thường.

Và khi đó, câu nói của cô giáo Cô giáo Diệp Thị Hồng Liên rằng “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” lại là điều hoàn toàn đúng.

Bởi chính xã hội này đã trở thành khuyết tật vì xã hội này đang được một đảng khuyết tật mang hệ tư tưởng khuyết tật cai trị.

Và vì thế, các phạm nhân là nhà giáo, là công an trở thành tội phạm là chuyện hết sức bình thường trong một xã hội khuyết tật này.

16/5/2020

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.