đồng bằng Sông Cửu Long

Một đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ảnh: Reuters

Đồng bằng sông Cửu Long đang sụt lún: Trường hợp Cần Thơ

Vùng đồng bằng sông Cửu Long đang tiếp tục bị sụt lún, mà nguyên nhân chủ yếu là nạn khai thác nước ngầm quá mức, tiêu biểu là trường hợp của thành phố Cần Thơ, nơi mà tình trạng đường phố ngập nước ngày càng nặng nề.
Thử hỏi có thể nào xây dựng Cần Thơ trở thành đô thị hạt nhân của ĐBSCL với những hình ảnh của hơn phân nửa diện tích thành phố bị ngập nước? Đó chính là mối ưu tư rất lớn của TS Huỳnh Long Vân, nhóm nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Sydney ngày 27/04/2021

Bàn vụ đấu giá mỏ cát trên sông Tiền Giang đừng quên tai họa sạt lở, xâm mặn

Chẳng riêng công chúng mà báo chí, giới doanh nhân đang thảo luận sôi nổi về vụ đấu giá – tranh quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền ở đoạn chảy qua xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Rất ít người, rất ít nơi, đặc biệt là trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương bận tâm đến chuyện, tại sao An Giang lại tổ chức đấu giá khai thác mỏ cát trên sông Tiền, khi đủ thứ thảm nạn như hạn hán, sông rạch ruộng vườn nhiễm mặn, sạt lở, sụt lún… đang hủy diệt đồng bằng sông Cửu Long? Tổ chức đấu giá – cho phép khai thác 2,4 triệu khối cát có ảnh hưởng gì đến tương lai đồng bằng sông Cửu Long không?

Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn

Nguồn nước của 20 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long*

Sông Mekong đang bị tấn công, chúng ta làm gì để bảo vệ dòng sông thân yêu này?

Sông Mekong là của chung nhiều quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự VN phải liên lạc và vận động các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới cùng bảo vệ sông Mekong, phổ biến hình ảnh xây thêm đập thủy điện là xấu xa. Đòi hỏi các dữ liệu về sự vận hành của những đập thủy điện phải được chia sẻ đầy đủ với Ủy Hội Sông Mekong và các quốc gia liên quan, thực hiện sự công bằng trong việc sử dụng nguồn nước của dòng sông. Nếu chúng ta không hành động thì sông Mekong sẽ đi vào khô cạn, 2 triệu mẫu ruộng sẽ bị thiếu nước, 20 triệu người dân Nam Bộ sẽ đi vào nghèo đói.

Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn

Số phận Đồng Bằng Sông Cửu Long phải chờ thủ tướng mới?

Cầu Rạch Miễu chỉ là ví dụ mới nhất minh họa cho nhận thức và cách hành xử dường như hết sức nhất quán đối với ĐBSCL của hệ thống chính trị và hệ thống công quyền Việt Nam. Càng ngày, tương lai của ĐBSCL – nơi cư trú của khoảng 17 triệu người – càng ảm đạm vì thiên tai và nhân họa.

Người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long kêu cứu. Nhà nước làm ngơ miền Nam?

Người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long kêu cứu, nhà nước làm ngơ miền Nam

Nhìn một cách tổng quát, tương lai của Đồng Bằng Sông Cửu Long – nơi cư trú của khoảng 17 triệu người dân – càng ngày càng ảm đạm. Khu vực từng nổi tiếng vì sự phong phú của đủ loại sản vật tự nhiên, từng là vựa lúa cung cấp tới 90% lượng gạo xuất cảng, 60% lượng thủy sản xuất cảng, nay đang tuột từ từ xuống đáy vì cơ hội sinh tồn, phát triển giảm dần. Ngày càng nhiều cư dân ĐBSCL bỏ xứ tha hương…

Các thành viên Bộ Chính Trị, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Quốc Hội, chính phủ… không có khả năng hiểu được những điều vốn hết sức đơn giản đó! Hay là họ không muốn hiểu? Hoặc làm ngơ?