Đồng Tâm

LS Trương Chí Công (ngoài cùng, bên trái) tham gia bào chữa trong phiên sơ thẩm Đồng Tâm. Ảnh: FB Trương Chí Công (chụp màn hình VTV)

Những vấn đề cần làm rõ trước khi tuyên án vụ Đồng Tâm

Vụ án Đồng Tâm là một vụ án tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận, khi có tới bốn người đã chết (một người dân Đồng Tâm và ba người thuộc lực lượng công an). Quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án được dư luận xã hội trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Đây là một vụ án hết sức phức tạp,…

Vì vậy, để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử, hội đồng xét xử cần xem xét làm rõ một số vấn đề trước khi tuyên án.

Ngón đòn thâm ác của cơ quan Cảnh Sát Điều Tra khiến 29 người dân Đồng Tâm “nhận tội” trước tòa

Để biện minh cho trận tập kích phi pháp vào dân, dù dân vô tội cũng phải bằng mọi cách, buộc được tội cho dân. Cũng phải ép được dân nói lời nhận tội và ăn năn hối hận. Cũng phải có được chữ ký của dân vào văn bản nhận tội theo ý muốn của Cảnh Sát Điều Tra. Và cơ quan Cảnh Sát Điều Tra đã thực hiện hai ngón đòn tàn ác và thâm độc với 29 người dân Đồng Tâm vô tội bị bắt.

Luật Sư Ngô Anh Tuấn chỉ tay xuống "hố kỹ thuật" - được phía cảnh sát điều tra cho là nơi 3 viên công an té xuống và bị thiêu chết. Luật Sư Đặng Đình Mạnh ở phía sau. Ảnh: FB Manh Dang

Đồng Tâm 1 – Vấn đề thẩm quyền điều tra

Trong thời gian nghị án, nhiều luật sư đã nhận được tin nhắn vô danh cung cấp cụ thể hơn về chứng cứ có sự mâu thuẫn quyền lợi trong điều tra vụ án mà có thể dễ dàng kiểm chứng được. Nếu điều này là sự thật, thì có lẽ hồ sơ truy tố vụ án Đồng Tâm sẽ phải sớm hủy bỏ để tiến hành điều tra lại từ đầu mà không cần phải chờ quyết định của phiên tòa phúc thẩm (nếu có) nữa.

Công an dẫn giải bị cáo vào tòa sáng 7/9/2020. Ảnh: Thư Viện Pháp Luật

Phiên xử Đồng Tâm càng kéo dài càng lộ rõ vô số điều phi lý, phi pháp!

Chỉ sau hai ngày xét xử vụ án Đồng Tâm, Viện Kiểm Sát Hà Nội đã đưa ra các đề nghị mức án. Trước hết là hai án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức với tội “giết người.” Ông Lê Đình Doanh bị đề nghị mức án chung thân. Ông Bùi Viết Hiểu và ông Nguyễn Quốc Tiến bị đề nghị mức án 16-18 năm tù. Ông Nguyễn Văn Tuyển bị đề nghị 14-16 năm tù cũng với tội danh giết người. 23 người còn lại bị đề nghị mức án từ 18 tháng tù treo đến 7 năm tù giam về tội “chống người thi hành công vụ.”

Những người quan tâm phẫn nộ đối với những mức án được đề nghị. Lý do vì theo họ có vô số vi phạm từ phía cơ quan chức năng trong vụ này.

Vụ án Đồng Tâm: Bị cáo khai bị tra tấn ép cung, tòa án vội vã kết thúc xét xử

Những diễn biến đáng chú ý, trong ngày thứ ba phiên toà vụ án Đồng Tâm.

Luật sư Đặng Đình Mạnh thuật lại vào cuối ngày xét xử thứ hai, ông đã quay xuống hàng ghế các bị cáo, đưa ra một câu hỏi chung cho 29 người: Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên, những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì vui lòng giơ tay. Sau câu hỏi này, có 10 cánh tay giơ lên, còn 19 người ngồi yên không có bất kỳ cử chỉ nào, cho thấy họ đã chịu nhục hình và bị dọa nạt đến mức thế nào.

Phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm, hôm 7/9/2020. Ảnh chụp báo mạng Lao Động

Phiên tòa Tội Ác

Vụ Đồng Tâm là vết nhơ đồng thời là tội ác của đảng CSVN, nhưng không mang ra xử thì không thể bịt miệng người dân. Nên tổ chức tòa án được chỉ đạo bưng bít tối đa và chỉ nói một chiều kể cả báo chí, nhưng cũng không thể che giấu hết sự thật mà công luận thế giới quan tâm.

Thẩm Phán Trương Việt Toàn, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm. Ảnh chụp FB LS Lê Ngọc Luân

Tôi viết về vụ án Đồng Tâm

Tôi tin, tất cả chúng ta đều đau đớn trước cái chết của người dân Đồng Tâm và cả những người công an dù đứng ở góc độ nào đi chăng nữa. Nếu người dân Đồng Tâm sai sẽ có pháp luật xử lý nhưng trước khi có bản án kết tội thì họ phải được tôn trọng và pháp luật phải được thực thi (điều tra, truy tố, xét xử) một cách công bằng nhất. Và không chỉ Việt Nam mà tất cả các Quốc gia trên Thế giới đều hướng đến điều đó. Tôi nói điều đó đúng, không sai phải không hỡi những người ủng hộ hoặc phản đối 29 con người ra toà hôm nay.

Ông Bùi Viết Hiểu (phải), người chứng kiến cụ Lê Đình Kình bị bắn chết. Hai vết thương do đạn trổ sau lưng cụ Kình (trái). Ảnh: thoibao.de

Vụ Đồng Tâm: Ông Bùi Viết Hiểu là người chứng kiến cụ Kình bị bắn chết và chính ông cũng bị bắn xém chết

Ông Bùi Viết Hiểu nói với luật sư rằng cụ Lê Đình Kình bị bắn ngay trước mặt ông “người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1m, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi…”

Cũng theo lời khai của ông Bùi Viết Hiểu khi gặp luật sư trong trại tạm giam thì sau khi bắn chết ông Lê Đình Kình, người ta soi đèn sáng và bắn 2 phát vào ông: 1 phát vào chân và một phát vào ngực. Việc ông Hiểu thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông Hiểu bị thủng 3 lỗ hành tá tràng, 2 lỗ đại tràng.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đông đảo lực lượng cảnh sát cơ động đang tiến về thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội sáng sớm ngày 9/1/2020. Ảnh: Mạng xã hội, RFA edited

Phiên tòa Đồng Tâm: “Dọn đường đưa dân lên đoạn đầu đài”?

Đài RFA ghi nhận truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin thông báo của tòa án về phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án Đồng Tâm. Nội dung các bản tin tập trung chủ yếu vào những thông tin cáo buộc 29 người dân Đồng Tâm là tội phạm lên kế hoạch giết người kỹ càng, bài bản và có chủ đích. Chẳng hạn, trong bản tin của VTC News, đăng tải hôm 3/9 ghi rõ “với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, những kẻ ở Đồng Tâm dùng dao phóng lợn tấn công khiến 3 chiến sĩ ngã xuống hố sâu, sau đó chúng nhẫn tâm đổ xăng xuống và châm lửa đốt.”