đợt dịch Covid

5 câu hỏi đối với quyết định tiếp tục phong tỏa của chính quyền TP.HCM

Tối 7/7/2021, các tờ báo trong nước đồng loạt đăng thông tin chính quyền TP.HCM “quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ Thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.”

Quyết định này không làm bao nhiêu người bất ngờ. Nhưng như các chỉ thị và chính sách chống dịch lâu nay, nó tiếp tục tạo ra nhiều dấu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời.

Một điểm cách ly COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Số ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26/6/2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27/4, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội.

Cạn kiệt tiền mặt, Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines) xin hỗ trợ 12.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Quân hồi bông phèng

Thành tựu kinh tế là lý do chính danh khả dĩ duy nhất để nhà cầm quyền CSVN bảo vệ chế độ toàn trị sắt máu của họ. Nhìn bề ngoài sẽ khó thấy hết được những vết lở loét, bất công xã hội trầm trọng phía dưới lớp son phấn phù hoa của quá trình đô thị hóa nhanh chóng như Hà Nội, TP.HCM. Nhưng khi có biến cố bất ngờ, tác động đủ lớn đến các cơ cấu nền tảng thì hệ thống vốn đã bị mục ruỗng, một xã hội tràn lan tha hóa, nhũng lạm, đục khoét của công như Việt Nam, thì “tổ kiến nhỏ sụp toang đê vỡ” sẽ diễn ra ở thời điểm rất bất ngờ và nhanh chóng, chỉ sau một vài đổ vỡ tưởng chừng “cục bộ, nhỏ lẻ.”

Tình hình dịch Covid-19 tại thành phố Sài Gòn vượt tầm kiểm soát. Ảnh: Youtube Việt Tân

Phạm Minh Hoàng: Tình hình lây nhiễm dịch Covid-19 tại Sài Gòn rất đáng lo ngại

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn là mối quan tâm và lo lắng hàng đầu của người dân.

Thành phố Sài Gòn nay phải tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội thêm hai tuần. Bên cạnh đó, vấn đề làm sao nhanh chóng có được vaccine, loại vaccine nào… cũng là những tin tức mà dư luận quan tâm theo dõi.

Việt Nam cũng quan tâm theo dõi hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Anh Quốc… đặc biệt đến 2 điểm: Các cam kết tặng vaccine Covid cho chương trình Covax và biện pháp đối phó với Trung Quốc.

Quang cảnh một khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Báo Công Luận

CSVN thấm đòn đợt Covid-19 lần thứ tư

Đợt dịch lần thứ 4 diễn biến phức tạp, lây nhiễm nhanh hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với các đợt dịch trước đó. Điều nghiêm trọng là ổ dịch được phát hiện ngay trong các khu chế xuất công nghiệp lớn và các bệnh viện trung ương, đã nhanh chóng làm ảnh hưởng lên các khu công nghiệp và gây khủng hoảng hệ thống y tế công vốn luôn trong tình trạng quá tải của Việt Nam.

Những con số thống kê đẹp của khối doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) không đơn thuần có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị đối với nhà cầm quyền.

Một khu vực bị cách ly ở Việt Nam trong nỗ lực "chống dịch như chống giặc" của nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Việt Nam có nên tiếp tục “chống dịch như chống giặc”?

Cho đến nay tình hình lây nhiễm ở Bắc Giang, Bắc Ninh vẫn còn nghiêm trọng, hàng chục ngàn người bị đưa đi  “di tản” ra khỏi vùng dịch. Rõ ràng là cuộc chiến “chống dịch” không thể áp dụng máy móc như quy luật đánh giặc. Khi đánh giặc, người ta có thể hy sinh “tất cả” để giành lấy mục tiêu; nhưng trong phòng chống dịch, ưu tiên vẫn là sinh mệnh con người với biện pháp miễn dịch cộng đồng bằng vaccine chứ không chỉ là “cách ly” hay “phong tỏa” kéo dài, gây mệt mỏi và tốn kém cho người dân.

Việt Nam chỉ khống chế được sự lây lan chứ không thể dập được dịch Covid-19

Trong khi một năm qua, các nước trên thế giới tìm mọi cách để mua vaccine chống dịch, lãnh đạo CSVN quá tự tin với phương pháp chống dịch của mình, bất cần vaccine, để rồi bây giờ tụt xuống cuối bảng so với các nước láng giềng về chiến dịch chích ngừa cho dân.

Giới lãnh đạo CSVN nhận ra điều này muộn màng, nay họ tìm mọi cách để có vaccine, dù là vaccine do Trung Quốc chế tạo. Ngày 3/6, Bộ Y Tế ban hành quyết định “phê duyệt có điều kiện” vaccine của Tập đoàn dược Sinopharm của Trung Quốc cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ảnh gốc: Thanh Niên. Đồ họa: Luật Khoa

Đại dịch, bản năng đổ lỗi, và những cuộc săn dê tế thần

Có sự phân biệt đối xử đối với Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng. Khi dịch bùng phát ở các khu công nghiệp tại Bắc Giang, Bắc Ninh, không cá nhân nào bị đem ra chỉ trích. Khi có ca nhiễm từ tổ bầu cử ở Goldmark City, Hà Nội, chẳng ai chất vấn ai đã vi phạm quy định. Thế nhưng, khi một nhóm sinh hoạt tôn giáo tiếp tục hoạt động và có ca nhiễm, vụ việc lại bị khởi tố.

Phạm Minh Hoàng: Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng hay lãnh đạo CSVN gây lây nhiễm dịch?

Trong cuộc họp chính phủ vào ngày 28 tháng Năm, Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long đã mô tả tốc độ lây lan của đợt bùng phát lần này là “quá sức nhanh và dữ dội!”

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần, ông Phạm Minh Hoàng chia sẻ thêm với chúng ta thông tin liên quan với tình hình dịch Covid-19 cũng như đánh giá về những phương cách chống dịch của Việt Nam.

Vaccine Covid-19 Trung Quốc của hãng dược Sinopharm được trưng bày trong Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 6/9/2020. Ảnh: CGTN

Vaccine Trung Quốc của Sinopharm – Vết xe đổ – Tại sao chúng ta phải đi vào?!

Hai ngày trước, mình đã kể cho các bạn về sự thất bại trong chiến lược vaccine COVID-19 của Seychelles, quốc gia có tỉ lệ người được chích ngừa cao nhất thế giới (hơn 71%) vì sự “kém hiệu quả bảo vệ” của vaccine Trung Quốc, thì ngày hôm qua mình thấy tin Việt Nam phê duyệt chính vaccine ấy của Trung Quốc cho người Việt mình sử dụng, mình cảm thấy khá sốc! Việc phê duyệt vaccine hãng Sinopharm, Trung Quốc trước các thông tin bất lợi về nó là một việc giống như “đi lên vết xe đổ.”

Giá ớt rớt thê thảm khiến người nông dân miền Trung điêu đứng. Ảnh: RFA

Nông dân với bao khó khăn chồng chất qua những đợt dịch Covid-19

Từ đầu năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phải gánh chịu các khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả ba miền, thời tiết bất thường, thiên tai… mà còn phải chịu tác động tiêu cực đa chiều từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Các loại nông sản của Việt Nam đa phần có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch… Không những thế, năm nay, người trồng trọt còn phải đối mặt với dịch Covid-19 khi nhiều vùng trồng trọt không có thương lái đến mua vì bị cô lập chống dịch. Chưa kể nhiều vùng không bị cách ly thì khách mua cũng ít do tình hình kinh tế khó khăn.