fake news

Giải độc thông tin đăng không chính xác trên FB của BS Lương Trường Sơn (bên trái) và dẫn chứng của tác giả (bên phải). Ảnh: FB Vu Hong Nguyen

Giải độc thông tin – về nhận xét của Bác Sĩ Lương Trường Sơn (Phần 2)

Nói cách khác, sự chênh lệch tỉ lệ giữa người trở nặng hoặc chết trong nhóm chưa chích vaccine so với nhóm đã chích vaccine sẽ cao hơn con số 3,37 lần đối với người bệnh nặng và 6,78 lần đối với người chết mà tôi tạm tính phía trên. Số liệu này cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 mà Singapore đang sử dụng là có thật và không thể chối cãi được (họ dùng chủ yếu là Pfizer/BioNTech, Moderna với trên 9,7 triệu liều và 1 phần rất nhỏ vaccine Trung Quốc khoảng 230 ngàn liều).

Giải độc thông tin – về nhận xét của Bác Sĩ Lương Trường Sơn

Đây không phải lần đầu tiên mình gặp những thông tin “bóp méo” khoa học như thế này để dẫn người đọc hiểu sai, ngộ nhận những sự thật không thể chối cãi và thay vào đó là tin vào những thuyết âm mưu của các “thế lực vô hình” mang tên “Bích Phạc Ma” (BIG Pharma). Các thông tin giả khoa học, thông tin dạng thuyết âm mưu như thế này càng độc hại hơn và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hơn khi chúng được lan truyền từ những người được cho là “có trình độ” và “có ảnh hưởng xã hội” như BS Lương Trường Sơn ở đây là một ví dụ! Thông tin sai sự thật, nhất là thông tin về sức khỏe không chỉ làm người ta hiểu sai vấn đề mà còn có thể giết người…

Infodemic

Trong khi COVID-19 tiếp tục lan rộng thế giới, một cơn dịch khác cũng bùng nổ: Tin giả! Tràn lan tin giả, từ thuyết âm mưu rùng rợn đến những “bình luận” chính trị hóa sự kiện, từ những cái chết giả đến cả các “phương pháp” phòng chống bệnh phản khoa học… Tin giả COVID-19 đang gieo rắc hoảng loạn xã hội và càng làm tình hình thêm rối.

Chính quyền Việt Nam đang yêu cầu Facebook và Google kiểm soát fake news nhưng nếu chính quyền là “nguồn” của tin giả thì ai kiểm soát? (Mạnh Kim)

Khi chính quyền là nguồn gốc của ‘fake news’

Thật khó có thể ngăn chặn fake news khi mà bản thân chính quyền, không chỉ không trung thực, mà còn tạo ra fake news, hay nói chính xác hơn là “fake news hóa” cho mục đích chính trị. Những cái chết hoặc tình trạng bệnh tật của các gương mặt lãnh đạo cao cấp luôn bị bưng bít hoặc được cung cấp tin giả.

Tin giả, “đài ta” và “đài địch”

Trong tháng Sáu 2018, khi các làn sóng biểu tình trên cả nước có dấu hiệu lan rộng mạnh mẽ, phe ủng hộ chính phủ bắt đầu sử dụng tin tức giả như một công cụ tuyên truyền đặc biệt và rất có hiệu quả. Ví dụ, tin tức hoàn toàn bịa đặt về vụ việc hai cảnh sát cơ động bị người biểu tình ném bom xăng đến chết, và thông tin công ty Pouyuen sa thải 4.000 công nhân Việt Nam, được lan truyền với tốc độ chóng mặt.