Giải độc thông tin – về nhận xét của Bác Sĩ Lương Trường Sơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ lúc các ca bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019, cho đến nay đã được gần 2 năm. Việc nghiên cứu và phát triển vaccine COVID-19 được bắt đầu khá sớm vào những tháng đầu năm 2020, khi mà mã di truyền của virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học công bố.

Từ khi vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech đầu tiên được FDA của Mỹ chấp nhận cho phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 11 tháng 12 năm 2020, thì sau đó một loạt các vaccine khác cũng đã được cấp phép ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới như các vaccine của Moderna, AstraZeneca, Johnson&Johnson, v.v… Hiệu quả của vaccine trong việc bảo vệ con người khỏi mắc bệnh COVID-19, giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong cũng đã được chứng minh rõ ràng ở nhiều nghiên cứu khoa học và những số liệu thực tế.

Hôm nay, vài bạn trong friendlist của mình đã cho mình xem một bài viết của BS Lương Trường Sơn với phát biểu về vaccine COVID-19 (BS Sơn gọi là “Bia”) là “không giảm nặng, không giảm chết ở nước Anh.” Kết luận này của BS Sơn dựa vào thông tin số người chết vì COVID-19 trong báo cáo tuần thứ 38 của tổ chức Y tế Công Cộng Anh (Public Health England).

Thực ra, câu phát biểu của BS Sơn là sai hoàn toàn khi dựa trên “số liệu đã bị cắt xén.” Bảng số liệu này đã được cắt xén 2 cột cuối cùng (như trong hình). BS Sơn đưa ra con số để làm người ta sợ hãi đó là “72,32% trường hợp tử vong do Cô (tức COVID-19 theo cách gọi của BS Sơn) ở Anh trong tháng 9/2021 đã được tiêm chủng đầy đủ VX Cô” để kết luận là hiệu quả của vaccine “không giảm nặng, không giảm chết ở nước Anh.”

Ảnh trên mạng. Nguồn: FB Vu Hong Nguyen
Ảnh trên mạng. Nguồn: FB Vu Hong Nguyen

 

Đây là kết luận sai do sử dụng bằng chứng không phù hợp, vì thực ra so sánh tỉ lệ người chết do COVID-19 trong nhóm chưa được chủng ngừa với nhóm đã được chủng ngừa mới nói lên được hiệu quả vaccine. Việc tỉ lệ người bị mắc COVID-19 và chết trong cộng đồng dân số nước Anh lúc này phần lớn ở những người chích vaccine là chuyện dễ hiểu vì phần lớn dân số của họ đã chích vaccine rồi (tính chung cả dân số là trên 65% đã chích ngừa đầy đủ), đặc biệt số lượng người già trên 65 tuổi đã hơn 90% chích ngừa đầy đủ (biểu đồ trong hình của bài)!

Nếu nhìn kỹ vào 2 cột cuối cùng của bảng số liệu (hình trong bài) mà BS Sơn đã “dấu” thì bạn sẽ dễ dàng thấy rằng tỉ lệ người chết do COVID-19 trong nhóm chưa chích vaccine cao hơn rõ ràng so với nhóm đã chích vaccine, đặc biệt là trong nhóm người ở tuổi trên 18 đến dưới 80 có sự khác biệt lớn (từ 4 đến 8 lần), trong khi đó nhóm người ở tuổi trên 80 có hệ miễn dịch yếu hơn nên tác dụng của vaccine cũng thấp hơn tuy nhiên cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể ở đây so với nhóm không chích vaccine (khoảng 2,9 lần).

Điều này cho thấy rõ ràng rằng các loại vaccine đang sử dụng chủ yếu ở Anh của Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca đang có hiệu quả trong việc giảm số lượng người tử vong khi mắc COVID-19. Điều này trái ngược hoàn toàn với kết luận của BS Sơn!

Đây không phải lần đầu tiên mình gặp những thông tin “bóp méo” khoa học như thế này để dẫn người đọc hiểu sai, ngộ nhận những sự thật không thể chối cãi và thay vào đó là tin vào những thuyết âm mưu của các “thế lực vô hình” mang tên “Bích Phạc Ma” (BIG Pharma). Các thông tin giả khoa học, thông tin dạng thuyết âm mưu như thế này càng độc hại hơn và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hơn khi chúng được lan truyền từ những người được cho là “có trình độ” và “có ảnh hưởng xã hội” như BS Lương Trường Sơn ở đây là một ví dụ! Thông tin sai sự thật, nhất là thông tin về sức khỏe không chỉ làm người ta hiểu sai vấn đề mà còn có thể giết người, do vậy mình hy vọng:

– Những người có học thức, có trình độ nên sử dụng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của mình để kiểm chứng thông tin một cách cẩn thận trước khi truyền tải chúng một cách có trách nhiệm.

– Những người tiếp nhận thông tin nên chậm lại một chút, nếu nghi ngờ thì nên kiểm tra thông tin gốc xem có đáng tin hay không trước khi phát tán chúng cho người khác.

Mình đã không ít lần giải độc những thông tin dạng này qua các comment trong các bài viết trước đó nhưng thực sự là chúng nhiều vô kể, khó mà có đủ thời gian để nói cho hết. Mong rằng mọi người hãy học cách “sàng lọc thông tin” mà gạn đục khơi trong (mình có để bài tham khảo về vấn đề này được viết bởi thành viên nhóm Ruy Băng Tím ở phần tài liệu tham khảo).

Trong trận dịch vừa qua, Việt Nam chúng ta đã có hơn 21 ngàn người chết vì COVID-19, nếu không có vaccine mình chắc chắn là con số đó đã cao hơn nhiều và chúng ta khó mà có thể trở lại cuộc sống bình thường một cách an toàn. Do vậy, chúng ta nên thật cẩn trọng trong việc tiếp nhận và truyền tải những thông tin liên quan như thế này nhe các bạn.

Bảo trọng nhe bà con!

TS Nguyễn Hồng Vũ
Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Nguồn: FB Vu Hong Nguyen


Thông tin tham khảo:

https://assets.publishing.service.gov.uk/…/Vaccine… (COVID-19 vaccine surveillance report Week 38)

https://ruybangtim.com/ky-nang-co-ban-danh-gia-do-xac…/ (Kỹ năng cơ bản đánh giá độ xác thực của một bài báo về sức khỏe)

https://www.facebook.com/LUONGTRUONGSON7/posts/3981945441910921 (Bài viết ngày 20 tháng 10 năm 2021 của BS Sơn)
 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.