Gorbachev

Gorbachev (trái) và Putin. Ảnh: Youtube Việt Tân

Putin – Gorbachev: Hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga

Làm thế nào để định nghĩa sự vĩ đại của một quốc gia?

Vladimir Putin và cựu lãnh đạo Mikhail Gorbachev, có tầm nhìn khác nhau về điều này.

Đối với Putin, sự vĩ đại của quốc gia được xác định bằng sự rộng lớn của lãnh thổ, sức mạnh quân sự và khả năng khiến các nước láng giềng khiếp sợ hoặc khuất phục.

Đối với ông Gorbachev, sự vĩ đại của quốc gia được định nghĩa bằng phẩm giá của những công dân bình thường.

Mikhail Gorbachev, người khiến đế chế Cộng Sản Liên Xô sụp đổ và góp phần kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh. Ảnh: John Kringas/Chicago Tribune/Zuma/Eyevine

Mikhail Gorbachev đã giải phóng cho hàng triệu người, ngay cả khi ông không có ý định làm như vậy

Một đế chế được xây dựng trên sự dối trá và bạo lực không đáng để cứu giúp. Mikhail Gorbachev, người vừa qua đời tuần này ở Matxcơva ở tuổi 91, hiểu rõ điều đó hơn tất cả. Vì điều này, ông xứng đáng được tôn vinh, đặc biệt là nhờ có ông, hàng trăm triệu người đã sống trong tự do và hòa bình hơn kể từ khi ông đã khiến đế chế Liên Xô sụp đổ và do đó kết thúc Chiến Tranh Lạnh. Bi kịch là rất nhiều người đã quên những bài học trong câu chuyện phi thường của ông, hoặc rút ra những kết luận sai lầm chính xác từ chúng.

Ông Tổng Bí Thư Mikhail Gorbatchev (trái) của Liên Xô và Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan (giữa) ký hiệp ước loại bỏ hỏa tiễn nguyên tử tầm xa tại cuộc họp thượng đỉnh ở Washington, DC, Hoa Kỳ, ngày 8/12/1987. Ảnh: AFP via Getty Images

Các nhà độc tài học gì từ Gorbachev?

Mikhail Gorbachev, người đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của Liên Xô và chấm dứt cuộc Chiến Tranh Lạnh, vừa qua đời hôm Thứ Ba, 30 Tháng Tám, hưởng đại thọ 91 tuổi. Sự nghiệp gây tranh cãi của ông để lại nhiều bài học cho các nhà lãnh đạo sau ông như Vladimir Putin ở Nga, Tập Cận Bình ở Trung Quốc, và nhiều người khác trên thế giới.

Lãnh tụ Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Edinburgh, Scotland tháng 12/1984. Ảnh: Bryn Colton/Getty Images

Di sản bị tranh chấp của Gorbachev

Mikhail Sergeyevich Gorbachev, người mà báo chí Nga đưa tin hôm nay (30/8/2022) qua đời ở tuổi 91 sau một thời gian dài ốm đau, là một điểm sáng hiếm hoi trong lịch sử bi thảm, nghiệt ngã, đẫm máu của nước Nga. Ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất của mình, ông ta vẫn toát lên sự ấm áp và luôn luôn lạc quan và hài hước. Là một người đam mê chính trị, ông không cố bám vào quyền lực vì quyền lực.

Mikhail Gorbatjov, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, chết hôm 30/8/2022 tại Moscow. Hình chụp tại Berlin, 26/3/2002. Ảnh: Thomas Koehler/ Photothek via Getty Images

Gorbachev: Nhà lãnh đạo của perestroika, nhưng cũng là người khai tử Liên Xô

Là tổng thống đầu tiên là cũng là tổng thống cuối cùng của Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev đã được phương Tây xem là một nhà lãnh đạo có đầu óc cải tổ đã mang lại tự do cho người dân Liên Xô lúc ấy, nhưng tại Nga, cho tới khi ông qua đời, Gorbachev vẫn bị nhiều người xem là kẻ đã đào mồ chôn Liên Bang Xô Viết.

Mikhail Gorbachev, tổng bí thư cuối cùng của đảng Cộng Sản Xô Viết, khi đế chế cộng sản toàn trị Liên Bang Xô Viết sụp đổ 30 năm trước (25/12/1991). Ảnh: Radio Free Europe

30 năm ngày tàn của Liên Xô

Lý do đế chế Xô Viết sụp đổ thì có nhiều, và các học giả vẫn còn tốn nhiều thì giờ để lý giải. Nhưng có lẽ đa số người quan sát thời cuộc đều đồng ý 3 nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của “Đế chế ma quỉ” đó: (i) bản chất mâu thuẫn của thể chế toàn trị; (ii) sự chuyển hoá của xã hội và sự bảo thủ của kẻ cầm quyền; và (iii) kinh tế suy thoái liên tục và tham nhũng. Có thể kể nguyên nhân thứ 4 là địa phương không phục tùng trung ương.