Hiệp định CPTPP

Công nhân nhà máy của Đài Loan tại TP.HCM tan ca, chụp ngày 30/11/2022. Ảnh: AFP

Việt Nam phải thi hành những cam kết về lao động trong các Hiệp định EVFTA và CPTPP

Để giảm thiểu tình trạng người lao động bị bóc lột, ức hiếp thì quan trọng nhất là việc tuân thủ các cam kết về lao động đã ký kết trong các hiệp định EVFTA, CPTPP và đưa vào áp dụng luật lao động đã có hiệu lực từ 2 năm nay về việc cho phép các tổ chức người lao động tại cơ sở nằm ngoài hệ thống Công đoàn được đăng ký để có thể hoạt động hợp pháp bảo vệ người lao động.

Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trước đây gọi là TPP, cách nhau chỉ một tuần. Ảnh: Nghiên Cứu Quốc Tế

Nhật bất ngờ trước việc Trung Quốc và Đài Loan cùng xin gia nhập CPTPP?

Bất kỳ quyết định nào về cách xử lý hai lá đơn xin gia nhập của Trung Quốc và Đài Loan sẽ không được thực hiện dễ dàng. Cần có sự đồng ý nhất trí của tất cả các thành viên hiện tại thì mới có thể bắt đầu các cuộc đàm phán với ứng viên mới, cũng như chấp nhận việc ứng viên đó gia nhập khối.

Mỗi thành viên CPTPP có quan hệ khác nhau với Trung Quốc và Đài Loan. Nhưng Nhật Bản, với tư cách là nước chủ tịch năm nay, có trách nhiệm dẫn dắt các cuộc thảo luận khó khăn này hướng tới tương lai. Do đó, Nhật Bản cần tổ chức một cuộc họp khác của Ủy Ban CPTPP vào cuối năm để đánh giá quan điểm và đưa ra lập trường thống nhất cho các nước TPP-11.

Theo Viện Peterson về Kinh Tế Quốc Tế (PIIE), đối với đa số thành viên CPTPP, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng hơn Mỹ. Ảnh: PIIE

Mỹ phải trở lại CPTPP trước khi quá muộn

Cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan của bà Tai [Đại Biện Thương Mại Mỹ] và chính quyền Biden nói chung đưa ra kế hoạch gia nhập CPTPP hoặc các điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình mới. Có lẽ ông Biden vẫn còn e ngại sự phản đối của công chúng và chính giới Mỹ đối với hiêp định TPP trước kia mà một số nhân vật phản đối mạnh mẽ nhất, như các Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, Elizabeth Warren vẫn đang là những gương mặt có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân Chủ và trong Quốc Hội Mỹ nói chung.

Các thành viên Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức chấp nhận việc Vương quốc Anh khởi động tiến trình gia nhập hiệp định. Ảnh Nghiên Cứu Quốc Tế

Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?

Nhiều thành viên hiện đang muốn Mỹ quay lại thỏa thuận. Tuy nhiên khả năng Mỹ quay lại trong thời gian tới là không cao, và có thể Mỹ sẽ không bao giờ quay trở lại. Nhưng nếu Trung Quốc gia nhập trước Mỹ, thì khả năng Mỹ trở lại gần như là không thể. Dù thế, việc ngăn cản Trung Quốc gia nhập cũng có thể gây rắc rối, đặc biệt là khi nhiều quy tắc của CPTPP sẽ khuyến khích Trung Quốc tiến hành chính những hành vi mà nhiều thành viên hiện mong muốn.

Thủ Tướng Úc Scott Morrison tuyên bố “Úc sẽ không đánh mất các giá trị hay khuất phục trước sự chèn ép từ Trung Quốc” trước áp lực của Trung Quốc qua biện pháp áp thuế quan nặng nề lên các sản phẩm nhập cảng từ Úc. Ảnh: AP

Trung Quốc không bắt nạt được Úc Châu

Từ ngày 28/11 Trung Quốc đã quyết định áp thuế với rượu vang nhập cảng từ Úc Châu. Rượu vang Úc phải chịu một mức thuế cao từ 107 đến 212% với lý do bảo vệ nền công nghiệp nội địa. Trước đó vào tháng Năm, 2020 Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt bò Úc và áp thuế lên lúa mạch nhập từ quốc gia này… Nhưng Thủ Tướng Úc Scott Morrison đã tuyên bố “Úc sẽ không đánh mất các giá trị hay khuất phục trước sự chèn ép từ Trung Quốc.”

Hội nghị bộ trưởng ngoại giao Tứ Cường (Quad) tại Tokyo hôm 6/10/2020. Ảnh: New Indian Express/ AP

Tứ Cường và Phạm Đoan Trang

Tại hội nghị Tokyo ngày 6/10/2020, sáng kiến “Tứ Cường Mở Rộng” có thể bao hàm cả Việt Nam vào cuộc kiềm chế sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc, tạo thuận lợi để Việt Nam tiến gần thêm một bước tới các nước dân chủ là một cái gai gây khó chịu cho Bắc Kinh. Để ngăn chặn xu thế đó, tiếp tục ly gián Việt Nam với thế giới, Hà Nội ra tay bắt bà Phạm Đoan Trang, làm dấy lên sự phản đối của Mỹ, Nhật và Châu Âu.

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Việt Tân Edited

Thủ Tướng Abe và chiến lược ‘Ấn Độ – Thái Bình Dương’

Theo như dự trù, tháng Chín này, Thủ Tướng Abe sẽ có cuộc họp trực tuyến với Thủ Tướng Modi của Ấn Độ để hai phía cùng ký một hiệp định về hậu cần cho quân đội (India-Japan Acquisition and Cross-Servicing Agreement) nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ trong chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương.” Việc từ chức đột ngột của Thủ Tướng Abe vì lý do sức khoẻ hôm 28 tháng Tám, đã khiến cho dư luận quốc tế quan ngại là liệu chính phủ mới của Nhật Bản có quyết tâm theo đuổi đường lối đối ngoại cứng rắn như Thủ Tướng Abe hay không?

Hình chụp hôm 24/5/2019 tại một nhà máy may mặc ở Hà Nội. Ảnh: AFP

Sản xuất vải để hưởng lợi từ EVFTA và CPTPP: Bài toán nan giải cho Việt Nam!

Trong báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của COVID-19 và còn xa hơn nữa,” được công bố vào cuối tháng 6 vừa qua, nhóm nghiên cứu của MCSS ghi nhận yếu tố quan trọng nhất gây cản trở nằm ở khâu sản xuất vải, mà MCSS gọi là “nút thắt cổ chai” của ngành dệt may Việt Nam. Theo ghi nhận của MCSS, nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu ngành dệt may hiện vào khoảng 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc; trong đó 70% vải nhập khẩu phục vụ cho mục đích may xuất khẩu.