Thủ Tướng Abe và chiến lược ‘Ấn Độ – Thái Bình Dương’

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Việt Tân Edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo như dự trù, tháng Chín này, Thủ Tướng Abe sẽ có cuộc họp trực tuyến với Thủ Tướng Modi của Ấn Độ để hai phía cùng ký một hiệp định về hậu cần cho quân đội (India-Japan Acquisition and Cross-Servicing Agreement) nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ trong chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương.” Việc từ chức đột ngột của Thủ Tướng Abe vì lý do sức khoẻ hôm 28 tháng Tám, đã khiến cho dư luận quốc tế quan ngại là liệu chính phủ mới của Nhật Bản có quyết tâm theo đuổi đường lối đối ngoại cứng rắn như Thủ Tướng Abe hay không?

Hiệp định về hậu cần này được bắt đầu thảo luận từ sau chuyến viếng thăm Nhật Bản lần đầu tiên của Thủ Tướng Modi vào ngày 29 tháng Mười, 2018. Sau hơn một năm đàm phán, hai phía đã đồng ý mua lại và cung cấp dịch vụ chéo (Acquisition and Cross-Servicing Agreement- ACSA), cho phép quân đội Ấn Độ và Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản (JSDF) sử dụng căn cứ của nhau để hỗ trợ hậu cần. Cụ thể là qua ACSA, hải quân Ấn Độ có thể tiếp cận căn cứ của Nhật ở Dijibouti, ngược lại Lực Lượng Phòng Vệ Hải Quân Nhật được phép sử dụng các căn cứ quân sự của Ấn Độ trên quần đảo Andaman và Nicobar nằm ở Ấn Độ Dương, gần eo biển Malacca.

Đây có thể coi là một nỗ lực hy hữu đối với Nhật Bản vì từ năm 1989 sau khi khối Liên Xô tan rã, nước Nhật trải qua hơn 10 đời thủ tướng, nhưng đa số không trụ được lâu vì loay hoay giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế triền miên và duy trì mối quan hệ cố hữu với Hoa Kỳ mà thôi. Chỉ có Thủ Tướng Abe không chỉ ngồi ghế thủ tướng lâu nhất với 8 năm liên tục từ ngày 26 tháng Mười Hai, 2012 đến 28 tháng Tám, 2020 nhờ vào chính sách cải cách kinh tế, nổi tiếng với tên gọi Abenomics, nhằm khắc phục “giảm phát” (deflation), kích thích tài khóa (fiscal stimulus) và cải cách cơ cấu để tăng trưởng (pro-growth structural reforms).  Ông Abe còn được ghi nhận về nỗ lực đưa nước Nhật ra đóng góp với cộng đồng thế giới trong vai trò “một cường quốc Á Châu có trách nhiệm.”

Hai nỗ lực đối ngoại mà Thủ Tướng Abe đã dành hết tâm trí và công sức đóng góp cho khu vực Á Châu là Hiệp Định Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

Đương nhiên hai nỗ lực này cũng là nhằm nâng cao vị trí quốc tế của Nhật Bản, và là động lực chính yếu để ông Abe thúc đẩy Quốc Hội sửa đổi Hiến Pháp bằng cách bỏ điều 9 trong Hiến Pháp 1947 (cam kết Nhật Bản không phát động mọi cuộc chiến và vì thế không được duy trì quân đội), để Nhật Bản có thể xây dựng một lực lượng quân đội thay vì chỉ được phép duy trì lực lượng tự vệ.

Tuy Thủ Tướng Abe không thành công trong việc cải sửa Hiến Pháp, nhưng việc Quốc Hội vào tháng Chín, 2015 đồng ý sửa một số luật nhằm tăng cường vai trò của Lực Lượng Tự Vệ Nhật Bản là một bước tiến tốt, cho phép lực lượng này có thể bảo vệ các đồng minh trong trường hợp họ bị tuyên chiến, bất chấp sự lo ngại và phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, Nam Hàn và Bắc Triều Tiên.

Đối với chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương,” Thủ Tướng Abe là người đầu tiên khởi xướng Đối Thoại An Ninh Bốn Bên (Quad) giữa Nhật, Mỹ, Úc và Ấn Độ trong nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ nhất từ tháng Chín, 2006 đến tháng Chín, 2007, nhưng rồi phải từ chức như hiện nay vì chứng bệnh hiểm ác “viêm đại tràng” tái phát. Vào lúc đó, Thủ Tướng Abe cho rằng tương lai của khu vực Á Châu Thái Bình Dương không thể phát triển và trở thành đầu tàu của Thế Giới, nếu không nối kết với khu vực Ấn Độ Dương và để xây dựng khu vực này ổn định, trách nhiệm đặt trên vai của 4 quốc gia mà ngày hôm nay gọi chung là Bộ Tứ (Nhật, Úc, Ấn, Mỹ). Điều này được Thủ Tướng Abe khẳng định khi phát biểu tại Quốc Hội Ấn Độ trong chuyến viếng thăm ba ngày vào tháng Tám, 2007 khi tuyên bố: “Ấn Độ – Thái Bình Dương đang mang lại mối quan hệ tay đôi năng động như đại dương của tự do và thịnh vượng trong thế kỷ 21.”

Sau gần 5 năm trị bệnh, ông Abe trở lại chính trường và được bầu làm thủ tướng lần thứ hai vào ngày 26 tháng Mười Hai, 2012. Trong thời kỳ đầu, do vấn đề xung đột quần đảo Senkaku và vấn đề lịch sử giữa Nhật và Trung Quốc nên Thủ Tướng Abe đã chọn thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh, đồng thời Nhật Bản đã dành nhiều nỗ lực hợp tác và viện trợ một số nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Việt Nam cũng như hợp tác với Tổng Thống Obama đẩy mạnh việc đàm phán Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nếu “Ấn Độ – Thái Bình Dương” là vành đai tạo dựng kỷ nguyên mới cho Á Châu trong Thế Kỷ 21, thì TPP theo quan điểm của Thủ Tướng Abe, là sân chơi với một loạt những “chuẩn mực hành động và ứng xử” tiên tiến, không chỉ về thương mại mà bao gồm cả công nghệ, nghiệp đoàn, lao động, đầu tư, giáo dục, du lịch,… và sẽ là thước đo mới cho những giao thương giữa các nước, giữa các khu vực trong tương lai. Vì thế mà Thủ Tướng Abe đã vận động Quốc Hội Nhật Bản là quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định TPP sau khi 12 nước chính thức thông qua vào ngày 4 tháng Hai, 2016 tại New Zealand. Tuy nhiên, ngày 30 tháng Giêng, 2017, Hoa Kỳ chính thức tuyên bố rút lui khỏi Hiệp Định TPP đã khiến cho Thủ Tướng Abe không chỉ thất vọng mà còn suy sụp tinh thần.

Cựu Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull (nhiệm kỳ từ 15/9/2015 – 24/8/2018) đã là người tích cực hỗ trợ và đồng hành với Thủ Tướng Abe vào lúc đó. Theo lời kể của cựu Thủ Tướng Malcolm Turnbull, hầu hết mọi người, kể cả Thủ Tướng Abe, đều coi như thỏa thuận TPP đã chết; nhưng ông Malcolm Turnbull cho rằng 11 nước còn lại vẫn phải tiến hành dù không có Hoa Kỳ và đã thuyết phục được ông Abe sẵn sàng “lãnh đạo” để làm sống lại TPP-11.

May mắn thay, 11 quốc gia còn lại gồm Úc, Việt Nam, New Zealand, Mexico, Peru, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile đồng ý tiếp tục đàm phán trong khuôn khổ của 11 nước và hẹn nhau ký kết vào tháng Mười Một, 2017 nhân Hội Nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng. Nhưng theo ông Malcolm Turnbul thì đến giờ phút cuối, Canada từ chối tham dự cuộc họp chung, khiến cho đại diện các nước thêm một lần nữa thất vọng. Nhưng thái độ của Thủ Tướng Abe lần này lại khác, ông không giận hay bất bình mà cố gắng thuyết phục các quốc gia tiếp tục duy trì dù là TPP-10 hay TPP-9, vì hiệp định này có lợi trên hai mặt kinh tế và an ninh chiến lược vào lúc này.

Cuối cùng sau những vận động từ phía Nhật Bản và Úc Châu, chính quyền Thủ Tướng Justin Trudeau của Canada đã quay trở lại và hiệp định đã được ký vào tháng Ba, 2018 với tên mới là Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP).

Cựu Thủ Tướng Malcolm Turnbull đã viết về Thủ Tướng Abe như sau: “Hiệp định CPTPP nếu không có tầm nhìn chiến lược và quyết tâm từ phía Thủ Tướng Abe, chắc chắn nó đã chết. Thỏa thuận này đã bất chấp làn sóng đang lớn mạnh của chủ nghĩa bảo hộ; nhưng sự ra đời của CPTPP đồng nghĩa với nhu cầu của thời đại, mà các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ, sẽ có thể tham gia theo thời gian khi thấy rõ tầm chiến lược của ‘Ấn Độ – Thái Bình Dương’ trong những năm trước mặt.

Nay tầm nhìn “Ấn Độ – Thái Bình Dương” đang trở thành hiện thực. Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy và đe dọa đảo lộn trật tự thế giới, khiến đa số các quốc gia đều bối rối trước sự xung đột ngày một gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thì vai trò của Nhật Bản tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương càng quan trọng hơn. Trong tám năm cầm quyền, Thủ Tướng Abe đã nổi lên như một lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược của Á Châu nói riêng và thế giới nói chung.

Việc Thủ Tướng Abe từ chức vào lúc này không chỉ là điều đáng tiếc trong lúc thế giới đang biến động khó lường, mà còn để lại một khoảng trống chính trị rất lớn tại Nhật Bản khi những người kế thừa chưa được chuẩn bị.

Hiện có ba nhân vật đang chuẩn bị cho cuộc đua ghế thủ tướng sẽ chính thức quyết định trong cuộc họp bất thường của Quốc Hội vào ngày 16 tháng Chín. Nhưng trước đó, ba nhân vật gồm ông Shigeru Ishiba, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng; ông Fumio Kishida, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao; và ông Yoshihide Suga, Chánh Văn Phòng Nội Các sẽ phải trải qua cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ (LDP) vào ngày 14 tháng Chín. Tân chủ tịch LDP đương nhiên sẽ là thủ tướng, vì LDP chiếm quá bán trong Quốc Hội.

Cả ba nhân vật này có khuynh hướng khác nhau: Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Shigeru Ishia, luôn luôn đối nghịch với Thủ Tướng Abe và cho rằng Nhật Bản phải duy trì sự hữu nghị với Trung Quốc để thúc đẩy giao thương kinh tế. Trong khi đó, Chánh Văn Phòng Nội Các Yoshihide Suga thì tiếp tục kế thừa các chính sách của Thủ Tướng Abe, đặc biệt duy trì chính sách kinh tế Abenomics và đẩy mạnh chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương.” Và, trong khi đó, cựu Ngoại Trưởng Fumio Kishida thì không có chủ trương rõ ràng, chọn lối trung dung ở giữa trước sự xung đột gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay.

Theo kết quả thăm dò của giới truyền thông Nhật thì hiện có 5 trong 7 hệ phái lớn của đảng LDP chính thức ủng hộ Chánh Văn Phòng Nội Các Yoshihide Suga vì không muốn có những thay đổi về đường lối đối ngoại vào lúc này. Ai lãnh đạo cường quốc kinh tế thứ ba này trên thế giới chắc chắn sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới tình hình trong khu vực giữa những căng thẳng hiện nay và hệ quả kéo dài của dịch COVID-19.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.