Kamala Harris

Phó Tổng Thống Mỹ Harris tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, ngày 25/8/2021. Ảnh: Reuters/ Evelyn Hockstein

3 lý do Việt – Mỹ chưa trở thành đối tác chiến lược

Việt Nam thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với 13 nước; 3 nước lớn Trung Quốc, Nga và Ấn Độ được gọi là “đối tác chiến lược toàn diện,” Nhật Bản được xem là “đối tác chiến lược sâu rộng,” Hà Lan được coi là “đối tác chiến lược lĩnh vực;” 3 nước Lào, Campuchia và Cuba được trang trọng gọi là “đối tác đặc biệt.” So ra, với tư cách là “đối tác toàn diện,” Mỹ chỉ đứng ngang hàng với Argentina, Đan Mạch và Hungary. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Sau đây là ba lý do quan hệ Việt – Mỹ chưa thể thành “đối tác chiến lược” mà người viết tổng hợp được.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Ảnh: Reuters

Năm điều cần biết nhân chuyến công du của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Singapore và Việt Nam

Biden đưa ra quan điểm về việc thiết lập lại chính sách châu Á của Washington đã mờ nhạt trong thời chính quyền Donald Trump. Vì Đông Nam Á là trung tâm của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, Tổng Thống Biden cũng đã cử các quan chức quan trọng khác đến đó trong những tháng gần đây – Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và Thứ Trưởng Ngoại Giao Wendy Sherman…

hó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Ảnh: Business Insider

Chuyến thăm Việt Nam của bà Phó Tổng Thống Kamala Harris mang ý nghĩa gì?

Rất nhiều tổ chức và cơ quan quốc tế lên tiếng yêu cầu bà Kamala Harris khi đến Việt Nam, phải nêu vấn đề vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do ngôn luận của nhà cầm quyền CSVN; nếu không, những hợp tác của Hoa Thịnh Đốn chỉ nhằm nuôi dưỡng guồng máy tham nhũng, độc tài mà thôi. Đây là thời điểm tốt nhất để cho chính quyền Hoa Kỳ nói chung, và bà Kamala Harris nói riêng, lên tiếng mạnh mẽ về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, vì Hà Nội rất cần sự giúp đỡ mọi mặt từ nước Mỹ để giải quyết đại dịch Covid-19 đang vượt tầm kiểm soát của chế độ.

Phó Tổng Thống Mỹ Kamala Harris sẽ đến Singapore ngày 22, đến Hà Nội ngày 24 và rời đi ngày 26/8. Ảnh: Megan Varner/ Getty/Images)

Afghanistan sụp đổ và chuyến thăm Việt Nam của Kamala Harris

Nhưng nhìn xa hơn các sự kiện thời sự, dễ thấy rằng việc rút ra khỏi vũng lầy Afghanistan sẽ tạo cơ hội cho người Mỹ tập trung nguồn lực để bảo vệ vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung, thực hiện chiến lược “tái cân bằng” (rebalance) đề ra từ thời Tổng Thống Barack Obama, bị xao lãng dưới thời Tổng Thống Donald Trump và nay được phục hồi dưới thời Tổng Thống Joe Biden. Các nhà ngoại giao và quân sự cao cấp của Mỹ đã nhiều lần xác nhận, rút quân khỏi Afghanistan là để tập trung đối phó Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

60 tổ chức người Việt vận động Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Harris đặt vấn đề nhân quyền với CSVN

Nhân dịp Bà Phó Tổng Thống Mỹ công du Việt Nam, các tổ chức hội đoàn, tôn giáo và cộng đồng người Việt đã có một lá thư vận động chính phủ Mỹ đặt vấn đề nhân quyền với nhà nước Cộng Sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành thì vấn đề bảo vệ người dân và tôn trọng nhân quyền là tiên quyết, các tù nhân lương tâm cần được ưu tiên chích ngừa Covid-19 và trả tự do.

Lá thư với 60 tổ chức ký tên đã được gởi tới văn phòng của Phó Tổng Thống Harris và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 17 tháng 8, 2021.