60 tổ chức người Việt vận động Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Harris đặt vấn đề nhân quyền với CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp Bà Phó Tổng Thống Mỹ công du Việt Nam, các tổ chức hội đoàn, tôn giáo và cộng đồng người Việt đã có một lá thư vận động chính phủ Mỹ đặt vấn đề nhân quyền với nhà nước Cộng Sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành thì vấn đề bảo vệ người dân và tôn trọng nhân quyền là tiên quyết, các tù nhân lương tâm cần được ưu tiên chích ngừa Covid-19 và trả tự do.

Lá thư với 60 tổ chức ký tên đã được gởi tới văn phòng của Phó Tổng Thống Harris và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 17 tháng 8, 2021.

Ngày 17 tháng 8, 2021

Kính gởi: Phó Tổng Thống Kamala Harris
Tòa Bạch Ốc
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500

Thưa Phó Tổng Thống,

Chuyến đi của Bà đến Đông Nam Á rơi vào thời điểm rất quan trọng khi một số quốc gia trong vùng đang phải chiến đấu với đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu.

Nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc cung cấp vắc-xin an toàn cho Việt Nam sẽ giúp tăng số lượng người được tiêm chủng và giảm sự lây lan của vi-rút. Mặc dù chúng tôi cảm kích sâu xa sự giúp đỡ này và ước mong Hoa Kỳ sẽ gia tăng số lượng vắc-xin tặng cho Việt Nam, nhưng những nỗ lực như vậy phải được bảo đảm rằng việc tiêm chủng sẽ công bằng và minh bạch.

Chúng tôi cũng có những quan ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền nói chung ở Việt Nam. Trong đại dịch, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hơn 50 blogger, nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền. Vào đầu năm 2021, ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị kết án tù nặng nề.

Hoa Kỳ đã biết COVID-19 có thể lây lan nhanh như thế nào, đặc biệt là trong các nhà tù. Đây là mối quan tâm nhân đạo khi nhà nước Việt Nam đang gia tăng các vụ bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền và nhốt họ vào những nơi không vệ sinh, thiếu thoáng khí.

Để bảo đảm những hỗ trợ của Hoa Kỳ trong nỗ lực tiêm chủng hầu ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 một cách hiệu quả, chúng tôi xin mạnh mẽ đề nghị Bà kêu gọi thẩm quyền Việt Nam:

– Bảo đảm việc phân phối vắc-xin công bằng và miễn phí. Chương trình tiêm chủng phải dựa trên các tiêu chuẩn minh bạch, ưu tiên cho các nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao, thay vì những nhóm có mối liên hệ chính trị hoặc khả năng hối lộ.

–  Tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin. Thông tin sai lệch trong đại dịch nguy hại đến sức khỏe đại chúng và làm chậm quá trình phục hồi, nhưng truyền thông nhà nước Việt Nam vẫn chưa minh bạch về thực trạng nguy hiểm ở Việt Nam. Các bác sĩ và tình nguyện viên đã nỗ lực cung cấp thông tin trung thực trên mạng. Công việc của họ cần được tôn trọng và khuyến khích, thay vì là một nguyên nhân để công an tra vấn và bắt giữ.

– Phóng thích các nhà báo công dân và những người bảo vệ nhân quyền đang bị cầm tù. Việc tiếp tục giam giữ tù nhân lương tâm đi ngược lại với cam kết tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền của Việt Nam. Trong đại dịch, sự an toàn của các nhà hoạt động này tiếp tục bị đe dọa. Chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân lương tâm, bao gồm: Cấn Thị Thêu, Châu Văn Khảm, MS Đinh Diêm, Đinh Thị Thu Thủy, Đỗ Nam Trung, Hồ Đức Hòa, Huỳnh Tố Nga, Lê Đình Lượng, Lê Hữu Minh Tuấn, MS Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Phạm Thành, Phan Văn Thu, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Xuân, MS Y Yích.

Là người Mỹ gốc Việt, chúng tôi hoan nghênh chính sách bảo vệ nhân quyền mạnh mẽ của chính phủ Mỹ. Đây là dịp để Hoa Kỳ cùng đứng bên nhân dân Việt Nam và yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền tự do căn bản của người dân, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch.

Trân trọng.

Nguyễn Thanh Hà, Trưởng Ban Phối Hợp
Tổ Chức Họp Mặt Dân Chủ Việt Nam

Nguyễn Tường Thược, Hội Trưởng
Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị – New Jersey

Nguyễn Quy, Hội Trưởng
Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị – Stockton, California

Nguyễn Phi, Đại Diện Trung Tâm
Trung Tâm Người Việt Atlantic County – New Jersey

Trần Tuấn Kiệt, Trưởng Ban
Ban Hát Cho Người Yêu Nước – Stockton, California

Pháp Sư Thích Trí Viên
Chùa Phật Giáo Boston

Nam Nguyễn, Tổng Giám Đốc
Hệ Thống Truyền Thông Cali Today

TS Andrew Từ, Chủ Tịch
Hội Đồng Champar Việt Nam

Thầy Thích Đăng Pháp
Thiền Viện Chân Nguyên – California

GS Tân Tara Thạch, Chủ Tịch
Hội Đồng Các Dân Tộc Bản Địa Đông Dương

MS Nguyễn Công Chính, Chủ Tịch
Hội Đồng các Dân Tộc và Tôn Giáo Việt Nam (CPRVN)
Hiệp Hội Tin Lành các Dân Tộc Việt Nam (VPEF)

Đỗ Phủ, Luật Sư
Do Phu & Anh Tuan, PLC

Chu Bá Yến, Chủ Nhiệm
Florida Việt Báo

Lê Sơn, Hội Trưởng
Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Sỹ Quan Chiến Tranh Chính Trị – Đông Bắc Hoa Kỳ

Paul Hanh Nguyễn, Chủ Tịch
Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Hawaii

Lê Phước Lâm, Chủ Nhiệm
Báo Gia Đình – Florida

Tuý Trịnh, Hiền Tài
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Thánh Thất Cao Đài – Houston, Texas

Trần Văn Hoạch, Hội Trưởng
Hội Đền Hùng

Linh Mục Phạm Văn Chính, Cựu Chính Xứ
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Largo, Florida

Đại Đức Thích Huyền Thiện
Chùa Huệ Minh – Sacramento, California

Nancy Bùi, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ
Công Lý cho Nạn Nhân Formosa

TS Thạch Thuon, Chủ Tịch
Hội Đồng Khmer-Krom Việt Nam

Hòa Thượng Thích Viên Pháp
Tu Viện Kim Sơn – Watsonville, California

Hoàng Văn Nhạn, Chủ Tịch
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa

Lâm Lisa, Chủ Tịch
Little Saigon San Diego

TS Rong Nay, Tổng Giám Đốc
Tổ Chức Nhân Quyền Người Thượng Việt Nam

TS Y Siu Hlong, Chủ Tịch
Cộng Đồng Người Thượng Việt Nam

Lê Bình, Chủ Biên/Tổng Giám Đốc
Tập San “Nàng Thế Kỷ 21” – Northern California

Sophie Dương, Giám Đốc
Đài NVR

Phó Quốc Uy, Hội Trưởng
Hội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa – Orlando, Florida

Tuấn Nguyễn, Chủ Tịch
Liên Khóa Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân Phi Hành 72-74 Hải Ngoại

Douglas Nguyễn H. Dũng, Hiệu Trưởng
Trung Tâm Khuyến Học Phù Đổng – San Jose, California

Huỳnh Lương Thiện, Chủ Biên
Chương Trình Radio “Tiếng Mõ” – Northern California

BS Bùi Quang Dũng, Chủ Tịch
Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trung Tâm Florida

Trúc Hồ, Tổng Giám Đốc
SBTN

Nguyễn Ngôn, Hội Trưởng
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam tại Massachusetts

Hoàng Thế Dân
Chủ Biên, “Tạp Chí Cuối Tuần SJ”
Điều Hợp, Chương Trình Việt Radio Băng Tần KSJX AM1500

Hoàng Thưởng, Tổng Thư Ký
Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức – Northern California

Đức Ngô, Tổng Giám Đốc
TNT Radio Network

MS Y Hin Nie, Chủ Tịch
United Montagnard Christian Church-VN

Đạo Hữu Quãng Như
Chùa Ưu Đàm – Marina, California

Billy Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tổng Giám Đốc
Hệ Thống Truyền Thông Vì Dân

Anne Ngọc Huỳnh, Giám Đốc Chương Trình
Việt Radio on AM1500-SJ

Nguyễn Sĩ Tiến, Chủ Biên
Báo Việt Sống – Florida

Nguyễn Văn Nhu, Hội Trưởng
Hội Không Quân Trung Tâm Florida

GS Dương Đại Hải
Chủ Tịch, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam Hải Ngoại
Giám Đốc, Peter Global Media Televisions

BS Nguyễn Thể Bình, Chủ Tịch
Vietnam for Progress

MS Nguyễn Hoàng Hoa, Đồng Chủ Tịch
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Thân Vĩnh Bảo Toàn, Chủ Tịch
Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts

La Cẩm Tú, Chủ Tịch
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Philadelphia

Đính Phạm, Hội Trưởng
Hội Phụ Nữ Người Mỹ Gốc Việt

Quốc-Anh Trần, Chủ Tịch
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận

Từ Đức Tháo, Chủ Tịch
Cộng Đồng Việt Nam Oregon

Hiển Dương, Chủ Tịch
Cộng Đồng Việt Nam tại New Jersey

Hồ Trầm Xuân Thưởng, Chủ Tịch
Cộng Đồng Việt Nam tại Pennsylvania

Đặng Kim Trang, Chủ Tịch
Cộng Đồng Việt Nam San Diego

Nguyễn Tấn Lộc, Chủ Tịch
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay

Long Nguyễn, Chủ Tịch
Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hạt Los Angeles

Nguyễn Em, Hội Trưởng
Hội Cao Niên – Stockton, California

Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Viên
Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.