Kế Hoạch 419A

Ông Lê Đình Chức bị tuyên y án tử hình trong phiên phúc thẩm vụ án thảm sát Đồng Tâm, hôm 9/3/2021.

Những câu hỏi treo trên đầu đại án thảm sát Đồng Tâm

Dưới đây là vài câu hỏi chính, mà nhà cầm quyền Việt Nam cần trả lời trực tiếp và cụ thể, chứ không thể né tránh dưới máu và nước mắt của người dân Đồng Tâm.

Tòa án nào đã đưa ra lệnh cưỡng chế hay tấn công vào dân làng Đồng Tâm. Công an Việt Nam cần giới thiệu với tất cả mọi người cho thấy lệnh từ tòa án xác nhận về quyền chính đáng thực hiện cuộc đột kích dã man này, cũng như ai là người đã đồng ý để thực hiện sự kiện…

Các nạn nhân bị cáo trong phiên phúc thẩm vụ án Đồng Tâm 8&9/3/2021. Ảnh: Youtube Việt Tân

Việc giải quyết vụ án Đồng Tâm chưa được khách quan toàn diện và đầy đủ

Bản kế hoạch 419A là bản kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự thông thường hay là kế hoạch bố ráp vây bắt gia đình ông Lê Đình Kình chưa được thu thập làm rõ. Nếu là kế hoạch bảo đảm trật tự thông thường thì có cần trang bị sử dụng lựu đạn nổ, đạn cay, chó nghiệp vụ, súng các loại hay không? Và tại sao lại điều động nhiều cán bộ cấp lãnh đạo chỉ huy vào việc bảo đảm an ninh trật tự như vậy, có ít nhất bốn phó trưởng phòng cảnh sát hình sự Công An Hà Nội là tổ trưởng các tổ công tác trong đêm đó, ngoài ra có phó trưởng công an huyện.

Các luật sư tham gia bào chữa cho 6 nạn nhân bị cáo phiên phúc thẩm vụ án Đồng Tâm diễn ra hôm 8 và 9/3/2021. Ảnh: FB Manh Đang

Gót chân Achilles của câu chuyện Đồng Tâm

Việc công tố và tòa án kiên quyết khước từ yêu cầu của các luật sư gồm: i) thu thập và bạch hóa bản Kế Hoạch số 419A; và ii)
tiến hành thực nghiệm điều tra hình sự, bộc lộ rõ rằng: 2 yêu cầu trên chính là cái gót chân Achilles, là tử huyệt của câu chuyện Đồng Tâm.

Tòa phúc thẩm vụ thảm sát Đồng Tâm tuyên y án tử hình đối với 2 người con của cụ Kình là ông Lê Đình Chức (trái) và Lê Đình Công (phải)

Việt Nam: Xử phúc thẩm vụ Đồng Tâm, tòa y án tử hình 2 bị cáo

Tôi nghĩ một phần nào đó, phía chính quyền cũng đang xem người dân (cụ thể là các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm) là thế lực thù địch, giống như là lời của ông Phạm Công Lâm, đại diện cho bên bị hại, có nói: “Họ là địch.” Một phần nào đó, chính quyền đang xem người dân là một thế lực thù địch, chứ không phải là bạn hay là người chủ của đất nước nữa. Đó là một sự lo lắng, rất lo lắng của chúng tôi. (LS Ngô Anh Tuấn)

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) ở The Hague, Hòa Lan - nơi xét xử các tội ác chống nhân loại, Ảnh: Reuters

Vụ án Đồng Tâm và tội ác chống nhân loại

Đồng Tâm hội đủ các yếu tố để những thành phần tội ác, từ những sĩ quan công an liên hệ đến thành phần chóp bu như Bộ Trưởng Công an Tô Lâm và ngay cả TBT kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, bị truy tố về một trọng tội có tầm vóc kinh tởm nhất lịch sử loài người: Đó là tội ác chống nhân loại. Tiếng Anh gọi là “Crime against humanity.”

Đây là một tội danh vốn dùng để xử các nhân vật lãnh đạo Đức Quốc Xã năm 1945, nhưng sau đó vào năm 1998 được luật hóa trong Bộ Luật La Mã của Tòa Hình Sự Quốc Tế (Rome Statute of the International Criminal Court).