Gót chân Achilles của câu chuyện Đồng Tâm

Các luật sư tham gia bào chữa cho 6 nạn nhân bị cáo phiên phúc thẩm vụ án Đồng Tâm diễn ra hôm 8 và 9/3/2021. Ảnh: FB Manh Đang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Luật pháp quy định 2 cấp xét xử, thì phúc thẩm là cấp thứ 2 và là cấp cuối cùng. Bản án phúc thẩm tuyên xong thì có hiệu lực pháp luật tức thì. Tuy rằng luật pháp có quy định các thủ tục giám đốc thẩm (nếu xét xử sai lầm), tái thẩm (nếu có chứng cứ mới) sau cấp phúc thẩm. Thế nhưng, trong những vụ án có yếu tố chính trị, xác suất khả năng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là bằng 0, trừ phi…

Chúng ta đang nói về phần “trừ phi” này.

Lúc 7h00′ tối ngày 09/03, tòa án cấp phúc thẩm tuyên xong phán quyết y án bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm. Xem ra, các thủ tục tố tụng đối với vụ án đã hoàn toàn khép lại, theo đó, sự kiện xảy ra vào rạng sáng ngày 09/01/2020 tại Đồng Tâm chính thức được hợp pháp hóa.

Nếu biết, bên cạnh phán quyết phúc thẩm thì trước đó, công tố và tòa án đã khước từ hầu hết các yêu cầu của luật sư nêu ra trong phiên tòa. Trong đó, đã phải lắc đầu đến hàng trăm lần trước 2 yêu cầu chung, mà các luật sư dùng kỹ thuật “xa luân chiến” liên tục nêu ra hết lần này đến lần khác trong cả 2 cấp tòa:

– Yêu cầu thu thập và bạch hóa bản Kế hoạch số 419A;
– Yêu cầu tiến hành thực nghiệm điều tra hình sự.

Việc thu thập và bạch hóa bản Kế hoạch số 419A sẽ có 2 lợi ích:

1. Giúp chứng minh công vụ hợp pháp của các lực chức năng có vũ trang hiện diện tại xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 09/01/2020;
2. Xóa tan các tin đồn “ác ý” về bản kế hoạch có nội dung tấn công vào nhà dân và bắt công dân.

Và, việc tiến hành thực nghiệm điều tra hình sự tại hiện trường hoặc với điều kiện tương tự cũng sẽ có 2 lợi ích:

1. Giúp khẳng định về nguyên nhân tử vong của 3 chiến sĩ cảnh sát đúng như kết luận điều tra, cáo trạng và bản án sơ thẩm đã xác định;
2. Xóa tan, loại bỏ được các nghi vấn vô lý…

Việc công tố và tòa án kiên quyết khước từ yêu cầu của luật sư cũng làm bộc lộ rõ rằng: 2 yêu cầu trên chính là cái gót chân Achilles, là tử huyệt của câu chuyện Đồng Tâm.

Hôm nay, lúc này, bản Kế hoạch 419A vẫn tạm nằm yên trong bóng tối mịt mù. Nhưng rất tiếc, nó không phải là “thư tịch độc bản” chờ ngày trở thành thư tịch cổ. Khá nhiều người đang có nó trong tay đang chờ cơ hội. Vào một thời điểm thích hợp nào đó, dịp “ghế ít mà đít nhiều” chẳng hạn… thì rất có thể nó được các “đít sĩ” cho “phơi sáng” theo một cách bất ngờ nhất. Khi ấy, giả thiết nội dung của bản kế hoạch đúng như lời đồn đoán, thì “huyền thoại” về câu chuyện Đồng Tâm sẽ bị bóc trần từng mảng…

Về tố tụng, có lẽ thủ tục tái thẩm khi ấy sẽ được phát động vì xuất hiện chứng cứ mới. Mới mà không mới. Mới, vì lần đầu bản Kế hoạch 419A được lộ diện, bạch hóa dưới ánh sáng. Không mới, vì cái tên bản Kế hoạch 419A đã từng được các luật sư nhắc liên tục đến hàng trăm lần trong quá trình xét xử 2 cấp.

Chỉ còn mỗi điều băn khoăn lớn nhất. Liệu bản Kế hoạch 419A sẽ được bạch hóa trước khi 2 bản án tử hình được mang ra thi hành chăng ?

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đại sứ Thụy Điển đặc trách về Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền, Cecilia Ruthström Ruin, vừa có chuyến thăm Hà Nội trong nỗ lực vận động thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Đại sứ nhân quyền Thụy Điển thăm Việt Nam

Vị đại sứ đặc trách nhân quyền viết trên Twitter rằng bà có “những ngày quý giá ở Hà Nội với các cuộc trao đổi về nhiều vấn đề nhân quyền với các đối tác Việt Nam.”

Ảnh: FB Khanh Nguyen

Tin, có một chữ “tin”

Chuyện 4 nữ tiếp viên hàng không mắc sai lầm – theo như mô tả của báo chí nhà nước, và được thông hiểu oan khiên bởi cơ quan điều tra – tất cả nằm trong gọn trong một chữ, là “tin.”

Đọc sách. Ảnh: Báo Người Lao Động

Thử nhìn thẳng vào các phong trào khuyến đọc trong thời gian qua

Muốn việc đọc sách thật sự đi vào hệ thống giáo dục quốc dân thì phải điều chỉnh chương trình, tổ chức thi cử theo hướng đánh giá năng lực… Phải làm ra một guồng máy giáo dục mà ở đó nếu không đọc sách thì kết quả học tập chắc chắn không cao. Chỉ đến lúc đó, sự đọc mới trở thành tự giác, vì nó được biến thành cái cuốc trong tay nông dân, cái kìm trong tay thợ máy, không sử dụng thì không thể làm việc được

Hình minh họa việc Tổng thống Nga Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI/ICC) phát lệnh truy nã. Ảnh: AP/ Canva

Putin có thể bị bắt giữ theo lệnh truy nã Tòa án Hình sự Quốc tế?

Một trong những cáo buộc đối với Vladimir Putin là cưỡng bức hàng ngàn trẻ em Ukraine đến Nga. Theo giới chuyên gia, những tội ác này không chỉ đe dọa những người dễ bị tổn thương nhất, khiến gia đình chia cắt, mà còn thể hiện một nỗ lực có hệ thống nhằm xóa bỏ bản sắc Ukraine bằng cách cải tạo những đứa trẻ này thành người Nga.