kinh tế Miền Tây

Miền Tây muốn thoát nghèo

So với các vùng, miền khác, Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn “còn trũng” về nhân lực. Chỉ số thống kê cho thấy, toàn vùng chỉ đạt khoảng 9,2 sinh viên/1.000 dân, thấp hơn nhiều so với Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 35,6 và 33,4.

“Độ trũng” về chất lượng nhân lực vùng ĐBSCL đã được nhận diện từ lâu, nhưng chưa được cải thiện trong bảng xếp hạng các vùng miền, nguy cơ sẽ bị bỏ xa hơn.

Nông dân MIền Tây vào mùa gặt. Ảnh: VnExpress

Nghịch lý Miền Tây

Để hiểu tại sao nông dân Miền Tây nghèo, tôi xin lấy trường hợp của người hàng xóm tôi. Gia đình anh B có 5 công đất do ông bà để lại. Mỗi năm anh canh tác 2 vụ, hay nếu thuận lợi, 3 vụ mùa. Với 3 vụ mùa, sau khi khấu trừ tiền phân, tiền thuốc trừ sâu, tiền mướn nhân công, tiền vay ngân hàng mỗi đầu vụ, thì anh bỏ túi được chừng 15 triệu đồng (khoảng 750 USD). Tính ra, mỗi tháng anh đem về nhà chỉ chừng 60 USD.