Miền Tây muốn thoát nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Anh Toàn, ở Kiên Giang, có hai con đều là sinh viên một trường đại học tư thục. Một cháu chọn cơ sở TP.HCM theo sở thích, với định hướng ra trường làm việc tại trung tâm kinh tế lớn nhất nước.

Cháu còn lại chọn campus Cần Thơ vì muốn học gần nhà, ra trường sẽ ở lại Cần Thơ, làm việc tại Phú Quốc hoặc một tỉnh đồng bằng.

Làm bài toán đơn giản, anh chỉ tốn 50% mức đầu tư khi cho con học tại Cần Thơ, nhờ phí sinh hoạt rẻ hơn và chính sách giảm 40% học phí cho cơ sở Cần Thơ trong hệ thống giáo dục này.

Hiện nay, người học có thể chọn lựa bất kỳ đại học nào ở miền Tây thay vì mất 4-6 năm khăn gói lên TP.HCM. Các trường ở ĐBSCL đào tạo đủ chuyên ngành, từ nông nghiệp, thủy sản, kinh tế, luật đến y dược, kiến trúc, bách khoa, công nghệ thông tin; thậm chí là những chuyên ngành hiếm như trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ, văn hóa Khmer, ngôn ngữ Nhật, Hàn. Một hệ sinh thái đại học đồng bằng đang hình thành ở vùng trũng giáo dục và đào tạo của cả nước nhiều năm qua.

Trong lịch sử 300 năm mở cõi ở vùng đất mới phương Nam, mãi đến 1966, cơ sở đào tạo đại học đầu tiên mới được thành lập là Viện Đại học Cần Thơ. Nếu như đến đầu năm 2000, toàn vùng chỉ có Đại học Cần Thơ, thì nay đã có 19 trường, 5 phân hiệu đại học phủ gần hết các địa phương trong vùng. Mới đây, bốn trường: Bách khoa, Kinh tế, Nông nghiệp, Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Cần Thơ được thành lập theo mô hình đại học có các trường thành viên. Chỉ riêng TP Cần Thơ đã có sáu trường đại học công lập, hai trường tư thục và hai phân hiệu đại học; Vĩnh Long và Long An mỗi địa phương hai trường.

Tuy nhiên, so với các vùng, miền khác, ĐBSCL vẫn “còn trũng” về nhân lực. Chỉ số thống kê cho thấy, toàn vùng chỉ có hơn 160,6 nghìn sinh viên, chiếm 8,4% cả nước, đạt khoảng 9,2 sinh viên/1.000 dân, thấp hơn nhiều so bình quân chung cả nước (19,4/1.000 dân). Con số này ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 35,6 và 33,4.

“Độ trũng” về chất lượng nhân lực vùng ĐBSCL đã được nhận diện từ lâu, nhưng chưa được cải thiện trong bảng xếp hạng các vùng miền, nguy cơ sẽ bị bỏ xa hơn.

“Vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản” này có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất trong sáu vùng kinh tế xã hội của cả nước, chỉ chiếm 14,1%, so với bình quân cả nước là 26,1%. Trong khi tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,05% và thiếu việc làm 4,33%, cao hơn bình quân chung cả nước là 3,2% và 3,1%.

Đó có thể là hệ quả của số lượng doanh nghiệp vùng ĐBSCL thấp, mới đạt 3,6 doanh nghiệp/1.000 dân, chỉ cao hơn vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,8); thấp hơn cả Tây Nguyên (3,9), kém xa so bình quân chung cả nước (8,7) và vùng Đông Nam Bộ (19,3).

Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 nêu ra “ba vòng xoáy đi xuống” của vùng đất giàu tiềm năng, nhiều thách thức này là: Vòng xoáy ngân sách, vòng xoáy lao động và vòng xoáy cấu trúc kinh tế vùng.

Vòng xoáy ngân sách chính là thiếu đầu tư tương xứng của Nhà nước thời gian dài cho các khâu then chốt trong phát triển vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, logistics.

Vòng xoáy lao động là tình trạng thiếu việc làm tại chỗ, người trẻ tuổi bị “đẩy” ra khỏi vùng, lên TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, dẫn đến sự suy giảm trầm trọng số lượng lẫn chất lượng lao động. Kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2019 chỉ ra, trong 10 năm đã có hơn 1,3 triệu người ĐBSCL xuất cư.

Vòng xoáy cơ cấu kinh tế vùng được cho là sự “thiên lệch” trong việc thực thi “sứ mệnh an ninh lương thực.” Cả ba vòng xoáy này đều liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực.

Sự chuyển đổi kinh tế ở các địa phương thời gian qua chưa tạo được nhiều việc làm cho đại bộ phận người dân. Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kế khan hiếm là nguyên nhân “đẩy” lao động nông thôn ra khỏi khu vực truyền thống một cách chông chênh, khiến nhiều người bấp bênh nơi đô thị.

Đường lên nào trước “ba vòng xoáy đi xuống”?

Theo tôi, cần sự “chuyển hướng chiến lược” trong tư duy phát triển vùng, từ “khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh” sang “thích ứng thuận thiên,” phục hồi và tăng cường “sức khỏe” cho đồng bằng; lấy con người làm trung tâm, coi tài nguyên nước là cốt lõi trong suốt quá trình phát triển. Cùng với vấn đề phát triển cốt lõi của vùng ĐBSCL là định vị vùng, bố trí không gian và huy động các nguồn lực, phải có những ưu tiên đột phá cho nguồn nhân lực.

Những điểm sáng về một hệ sinh thái đại học ở đồng bằng nêu ở đầu bài cần được phát huy. Nhưng đại học chỉ là một cánh cửa vào đời cho người học. Bên cạnh giáo dục đại học, cần tăng tốc đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội và xây nền về giáo dục phổ thông, mẫu giáo, mầm non.

Con đường thoát nghèo căn cơ của mỗi người, mỗi nhà, mỗi địa phương chắc chắn liên quan chặt chẽ với cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.

Cuộc chiến chống lại sức hút vào vùng trũng nhân lực của miền Tây Nam Bộ rất cần được tăng tốc với cách làm hiệu quả hơn. ĐBSCL phải được kiến tạo lại mạnh mẽ bằng chính những con người của mảnh đất này, nhưng đã được trao thêm sức mạnh của tri thức và kỹ năng.

TS Trần Hữu Hiệp

* Tác giả là một tiến sĩ kinh tế, thạc sĩ luật học.

Nguồn: FB Nhóm Bạn Công Nhân

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.