ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn

Con đường thoát hạn ở Mekong Delta – Giải pháp cho một Mekong khát nước (bài 2)

Với Mekong delta, sẽ không có một giải pháp hoàn hảo mà chỉ có một giải pháp tốt hơn các giải pháp khác mà thôi. Dưới đây tôi đưa ra quan điểm của mình về chống hạn, mặn và lũ cho Mekong delta. Đây là quan điểm cá nhân và tôi tin rằng sẽ tạo ra nhiều tranh luận trái chiều đặc biệt là trong giới làm khoa học, nhà quản lý. Nhưng không sao. Tôi chào đón mọi quan điểm trái chiều, nhiều phản biện với tinh thần cùng xây dựng.

Dòng Mekong cách đập Xayaburi hơn 297 km trong tình trạng khô nước nghiêm trọng. Ảnh: National Geographic

Con đường thoát hạn ở Mekong Delta (bài 1)

Tôi chưa đi hết các ngóc ngách của đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng cũng đã từng khảo sát, đánh giá về nhiều khía cạnh của ĐBSCL ở hầu hết các tỉnh thành và lặp lại trong vòng 10 năm qua. Việc quan sát diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu cho tôi cái nhìn ít lạc quan về tương lai đồng bằng.

Một nông dân và ruộng lúa của ông. Ảnh minh họa: Dân Việt

Tình cảnh nông dân miền Tây ngày nay

Tôi ước gì có những ông bà lãnh đạo ngồi cà phê ở một làng quê và lắng nghe cũng như thu thập dữ liệu thực từ mấy người nông dân, thay vì đọc mấy số liệu đẹp của thuộc cấp hay báo cáo của các thầy dùi trong phòng lạnh.

Quy hoạch cao tốc ĐBSCL. Ảnh: Vietnam Express [5]

Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ gì với 1.166 Km cao tốc sẽ xây trên mặt đất?

Chúng ta đang đứng trước một công trình xây dựng sẽ biến đổi toàn diện ĐBSCL và ảnh hưởng có tốt có xấu vào vận mệnh của 18 triệu người, chúng ta sẽ mang nợ thế hệ sau nếu bây giờ không đứng ra đặt câu hỏi: Làm sao chuyên gia cố vấn viết báo cáo ĐTM để vận động hàng chục tỉ USD đầu tư từ ngoài cho quy hoạch cao tốc này nếu không đối phó được các nguy cơ của phương án? Làm sao để dân chấp nhận những món nợ có thể chục tỉ USD đó, nhất là làm sao dân tin tưởng vào chính quyền nếu các quy hoạch quốc gia không được tuân thủ?

Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: TDSI

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy không?

Quy hoạch này là một bản tuyên ngôn, một khế ước long trọng với 18 triệu dân là trong 7 năm quy hoạch này sẽ giải quyết được 100% nhiều tệ trạng bi thảm hiện có. Với sứ mạng đó, nếu thành công, quy hoạch này sẽ là một kỳ tích ngoạn mục của lịch sử dân tộc. Nếu quy hoạch thực hiện manh mún, bỏ dở và thất bại, niềm tin và sản nghiệp của người dân sẽ bị nhấn chìm dưới cả đáy vực.

Nước dâng gây ngập nhà dân tại ấp An Thành, xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang) vào đợt triều cường ngày 10/7/2022. Ảnh: Báo Kiên Giang

Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một Đồng bằng sông Cửu Long đang chết dần

Ngày xưa, nông dân như ba má tôi chỉ làm 1 hay 2 vụ là có cuộc sống thoải mái, có tiền cho tôi đi học trên thành và có thể mua máy cày luôn. Nhưng ngày nay nông dân làm 3 vụ mà vẫn chật vật, nếu không muốn nói là nghèo. Khi tôi qua Thái Lan và thấy nông dân bên đó sống thoải mái làm tôi nhớ thời của >50 năm về trước ở ĐBSCL.

Cánh đồng lúa. Ảnh: Kinh Tế Saigon Online

Nông dân góp ý đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” liên quan đến hàng triệu nông dân ĐBSCL lẽ ra Bộ Nông nghiệp và PTNT phải tổ chức lấy ý kiến trực tiếp nông dân ĐBSCL thông qua Hội Nông dân trước khi xây dựng vì nông dân chúng tôi là người thực hiện đề án…

Miền Tây muốn thoát nghèo

So với các vùng, miền khác, Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn “còn trũng” về nhân lực. Chỉ số thống kê cho thấy, toàn vùng chỉ đạt khoảng 9,2 sinh viên/1.000 dân, thấp hơn nhiều so với Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng lần lượt là 35,6 và 33,4.

“Độ trũng” về chất lượng nhân lực vùng ĐBSCL đã được nhận diện từ lâu, nhưng chưa được cải thiện trong bảng xếp hạng các vùng miền, nguy cơ sẽ bị bỏ xa hơn.

Nông dân MIền Tây vào mùa gặt. Ảnh: VnExpress

Nghịch lý Miền Tây

Để hiểu tại sao nông dân Miền Tây nghèo, tôi xin lấy trường hợp của người hàng xóm tôi. Gia đình anh B có 5 công đất do ông bà để lại. Mỗi năm anh canh tác 2 vụ, hay nếu thuận lợi, 3 vụ mùa. Với 3 vụ mùa, sau khi khấu trừ tiền phân, tiền thuốc trừ sâu, tiền mướn nhân công, tiền vay ngân hàng mỗi đầu vụ, thì anh bỏ túi được chừng 15 triệu đồng (khoảng 750 USD). Tính ra, mỗi tháng anh đem về nhà chỉ chừng 60 USD.

Nông dân chuyển thóc vào bao ở Hậu Giang hôm 2/3/2016. Ảnh: AFP

Vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long trước nguy cơ thua lỗ

Giá phân bón tiếp tục tăng khiến hiệu quả trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long suy giảm. Thế nhưng ngay cả khi giá phân bón không tăng, cũng cần phải thấy tương lai của vùng được coi là vựa lúa của cả nước đang ẩn chứa nguy cơ thua lỗ,

Đây là cảnh báo mà các chuyên gia nông nghiệp đưa ra hôm 24/10 vừa qua trên mạng báo Lao Động online.

Ảnh: FB Thành Cao Mpa

Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái tự nhiên để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm tự nhiên là một nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt. Bảo tồn được hệ sinh thái này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm tự nhiên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang là một trong những yêu cầu cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững khu vực trong thời gian tới.

Một đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ảnh: Reuters

Đồng bằng sông Cửu Long đang sụt lún: Trường hợp Cần Thơ

Vùng đồng bằng sông Cửu Long đang tiếp tục bị sụt lún, mà nguyên nhân chủ yếu là nạn khai thác nước ngầm quá mức, tiêu biểu là trường hợp của thành phố Cần Thơ, nơi mà tình trạng đường phố ngập nước ngày càng nặng nề.
Thử hỏi có thể nào xây dựng Cần Thơ trở thành đô thị hạt nhân của ĐBSCL với những hình ảnh của hơn phân nửa diện tích thành phố bị ngập nước? Đó chính là mối ưu tư rất lớn của TS Huỳnh Long Vân, nhóm nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Sydney ngày 27/04/2021