Tình cảnh nông dân miền Tây ngày nay

Một nông dân và ruộng lúa của ông. Ảnh minh họa: Dân Việt
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Câu chuyện trên bàn cà phê sáng nay ở một làng quê miền Tây có thể tóm tắt như vầy: một gia đình có 5 công đất có thu nhập chừng 36 triệu đồng (tức 1650 USD) mỗi năm.

Đứa cháu gái đon đả tính tiền: 2 dĩa cơm tấm của bác là 50 ngàn, hai tô bún cá của hai chú là 40 ngàn, 4 ly cà phê, blah blah blah, tất cả là 150 ngàn. Nó tính toán một cách nhanh gọn, không có máy tính gì cả, và cộng với tư chất thông minh của nó, làm cho tôi thán phục. Tôi nói đùa ‘Con mà tính sai là coi chừng mất việc’. Nó cười. Nói chung, giá cả ở cái làng quê này còn khá ‘mềm’ và phù hợp với cuộc sống dân quê.

Vật giá leo thang

Nhưng ông anh họ tôi than phiền là giá cả dạo này tăng nhanh quá. Ảnh nói năm ngoái, một dĩa cơm tấm là 20 ngàn, nhưng năm nay là 25 ngàn đồng, tức tăng 25%; giá một tô bún cá cũng tăng 33% (từ 15 ngàn lên 20 ngàn đồng). Chỉ cà phê là ‘tăng nhẹ’ thôi.

Mà, không chỉ giá các món ăn này gia tăng, giá xăng cũng tăng khoảng 20% (từ 17500 đồng lên chừng 21000 đồng). Một khi giá xăng tăng thì chúng ta dễ đoán rằng giá hàng hóa đều tăng.

Vậy còn giá lúa thì sao? Lúa là nguồn thu nhập của nông dân, nên so sánh sự dao động của giá lúa và giá hàng hoá chúng ta sẽ biết đời sống nông dân ra sao. Tôi hỏi ông anh tôi về giá lúa ra sao, thì có một thông tin thú vị. Năm ngoái, giá một kilo lúa là 5700 đồng, còn năm nay là 6500 đồng, tăng 14%.

Nói cách khác, thu nhập chánh của người làm nghề nông tăng chỉ 14%, nhưng các mặt hàng khác thì đều tăng nhanh hơn giá lúa. Hỏi sao nông dân không nghèo?

Năm công đất = 36 triệu đồng

Câu chuyện vật giá leo thang chuyển sang một bức tranh lớn hơn: cuộc sống của nông dân tiêu biểu. Ông anh tôi hỏi ‘Mày thử tưởng tượng …’ một gia đình tiêu biểu: có 5 công đất [ruộng] và 2 đứa con trong tuổi đi học, cuộc sống của anh ấy ra sao?

Về thu nhập, anh ấy có 5 công đất, và nếu làm 2 mùa, thì mỗi năm sẽ thu hoạch khoảng 1800 kg lúa. Giá mỗi kílo lúa là 6500 đồng, và do đó tổng thu nhập là khoảng 60 triệu đồng (hay 2730 USD) [*]

Về chi phí, anh ấy sẽ phải chi tiêu cho nhiều khoản tiêu biểu như sau (cho mỗi vụ):

* phân bón: khoảng 5 triệu đồng;
* thuộc trừ sâu: 2 triệu;
* xạ lúa: trên/dưới 1 triệu;
* bơm nước: 1 triệu;
* xới và cắt: 3 triệu.

Tổng cộng chi phí là khoảng 12 triệu đồng; nhưng vì làm hai vụ nên tổng chi phí là 24 triệu đồng.

Như vậy, anh nông dân chúng ta còn dư 60 – 24 = 36 triệu đồng (hay khoảng 1650 USD) bỏ túi. Xin nhấn mạnh: 1650 USD cho mỗi năm.

Đó là chưa kể công sức anh ấy bỏ ra để có thu hoạch trên. Nói cách khác, thu nhập 36 triệu đồng đó là với giả định anh ấy làm … không công. Chỉ tính đơn giản như thế, các bạn có thể hình dung sự thiệt thòi của những người làm ra hạt gạo cho chúng ta ăn.

Nghèo vẫn hoàn nghèo và ‘bỏ ruộng’

Nên nhớ rằng anh ấy có 2 đứa con còn đang đi học, và với hàng chục chi phí liên quan đến học hành, thì tiền chi ra chắc phải 5 triệu đồng mỗi năm. Rồi còn chi phí sống hàng ngày (gạo, thực phẩm, đi lại) nữa, và nếu cộng lại thì cuộc sống không dễ thở chút nào.

Nếu chẳng may anh ấy mắc bịnh thì cuộc sống sẽ còn khó khăn hơn nữa. Ngày nay, chi phí xét nghiệm và điều trị đều là bạc triệu, thậm chí chục triệu đồng. Nhưng làm sao anh ấy có tiền để đáp ứng chi phí đó? Giải pháp thực tế của ảnh là … chịu đựng. Anh ấy chỉ đi khám bịnh khi bị nặng. Đây chính là lý do giải thích tại sao các bịnh viện hay tiếp nhận những bịnh nhân nghèo ở giai đoạn cuối của bịnh. Có người thậm chí còn sẵn sàng chọn cái chết để tiết kiệm tiền cho gia đình.

Hai đứa con nó học xong tiểu học, rồi lên trung học, nó chứng kiến ba má nó cực khổ quá mà vẫn còn nghèo. Nó cảm thấy có nghĩa vụ giúp đỡ ba má nó thoát nghèo. Nó có thể sẽ bỏ học và đi làm công nhân, như bạn bè hàng xóm nó đã làm. Làm công nhân, nó sẽ có lương ‘bèo’ lắm là 6 triệu một tháng, tức 72 triệu đồng một năm. Chi phí bỏ ra không quá cao như ba má nó bỏ ra để có 36 triệu đồng. Nhưng nó sẽ gắn liền với thân phận công nhân lâu dài và không có cơ hội học hành lên cao.

Với thu nhập 72 triệu đồng, nó ‘giàu’ hơn ba má nó. Quan trọng hơn, thu nhập của nó ổn định, chứ không bấp bênh như ba má nó. Thật vậy, thu nhập 36 triệu đồng của ba má nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả ‘cò lúa’ ép giá nông dân. Nếu chẳng may thất mùa thì thu nhập có thể sẽ không đạt 36 triệu đồng.

Anh nông dân cũng thấy tình hình trên. Anh ấy nhận ra rất sớm rằng với 5 công đất, anh ấy sẽ không bao giờ có cuộc sống thoải mái. Anh ấy sẽ ‘bỏ ruộng’, hiểu theo nghĩa ảnh sẽ cho mướn 5 công đất đó. Nhiều người có nhiều đất (ví dụ như trên 50 công) sẵn sàng mướn đất của những người như anh ấy để tăng sản lượng và qua đó mới có thu nhập kha khá. Còn anh nông dân thì sau khi cho mướn đất, ảnh cũng sẽ đi làm công nhân. Với thu nhập từ làm hãng xưởng và mướn đất thì anh ấy mới có thể dễ thở hơn. Đây chính là lời giải thích tại sao ‘Nông dân bỏ ruộng’ như vài bài báo gần đây [1] nêu lên.

Câu chuyện rồi cũng tới hồi tạm ngưng vì ông anh tôi phải đi ‘thăm ruộng’ rồi. Anh ấy đứng lên và nói một câu chắc nịch như là một qui luật: “Tao thấy rồi, làm nghề nông là phải nghèo.”

Ảnh không quan tâm đến việc thay đổi cái qui luật đó, mà chỉ quan tâm đến con cháu. Anh chỉ muốn làm sao cho chúng nó có cuộc sống ổn định và thoải mái hơn, còn ảnh thì đã sống như vậy nửa thế kỷ qua rồi. Nông dân mình có sức chịu đựng đến kinh ngạc!

Nhưng đó là ông anh tôi, còn giới lãnh đạo thì sao? Họ có quan tâm đến nông dân? Giới lãnh đạo có bao giờ hỏi tại sao nông dân Thái Lan giàu hơn nông dân mình, có giây phút nào họ nghĩ làm gì để cuộc sống nông dân tốt hơn? Câu trả lời tại sao nông dân ta nghèo thì có rồi, nhưng câu trả lời làm sao nông dân ta giàu lên thì dành cho mấy người điều hành đất nước.

Tôi ước gì có những ông bà lãnh đạo ngồi cà phê ở một làng quê và lắng nghe cũng như thu thập dữ liệu thực từ mấy người nông dân, thay vì đọc mấy số liệu đẹp của thuộc cấp hay báo cáo của các thầy dùi trong phòng lạnh.

GS Nguyễn Văn Tuấn

[*] Có một người em am hiểu hơn tôi tính rằng thu nhập mỗi năm với 5 công đất là 52 triệu (chứ chưa chắc là 60 triệu đồng).

[1] https://tuoitre.vn/nong-dan-mien-tay-bo-ruong-vi-phan-bon…

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”