Luật Cảnh vệ

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Lãnh đạo các nước Bắc Âu sống và làm việc mà không cần nhiều ‘cảnh vệ’ đặc biệt. Họ không có nhiều kẻ thù muốn mưu sát. Trong ảnh, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (trái) và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin tản bộ trước cuộc họp về việc hai nước nầy xin gia nhập khối NATO, Stockholm, 13/4/2022. Ảnh: AP

‘Cảnh vệ’ “yếu nhân”: Họa hay là phúc?

‘Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao’, ‘Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao’ được đề nghị bố trí bảo vệ công khai và bảo vệ ngầm mọi lúc mọi nơi, cho dù đang thực thi công việc nơi chốn công đường, hay đang nghỉ ngơi nơi chốn tư dinh, bất kể thời gian đêm hay ngày. Như vậy có phải là khắp mọi nơi mọi lúc ‘Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao’ và ‘Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao’ luôn đối mặt với nguy hiểm từ nhiều kẻ thù sẵn sàng tấn công hoặc mưu sát họ?