Luật Hải Cảnh Trung Quốc

Đoàn người biểu tình chống Luật Hải Cảnh Trung Quốc tại Tokyo hôm 6/3/2021. Ảnh: Antichicom

Người Việt tại Nhật biểu tình chống Luật Hải Cảnh của Trung Quốc

Một số bạn trẻ người Việt học tập và làm việc tại Nhật vào ngày 7/3 tiến hành biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc để phản đối Luật Hải Cảnh của Trung Quốc vì cho rằng luật này vi phạm luật quốc tế.

Cuộc biểu tình do 3 tổ chức tại đây phối hợp, bao gồm Nhóm trẻ vì Nhân quyền, Phong trào Phản đối Trung Cộng Antichicom và Hiệp hội Người Việt tại Nhật.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở phía bắc đảo Natuna, Indonesia hôm 11/1/2020. Ảnh: Reuters

Kiến nghị Quốc Hội Việt Nam hành động phản đối Luật Hải Cảnh của Trung Quốc

Những người đồng ký tên kiến nghị yêu cầu Quốc Hội Việt Nam “hành động và ban hành”: Thứ nhất là nghị quyết chính thức phản đối và bác bỏ giá trị pháp lý của Luật Hải Cảnh của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các vùng biển, vùng trời của Việt Nam; thứ nhì là ban hành nghị quyết về việc khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế; và cuối cùng là ban hành nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đặc biệt lưu ý về khả năng đổ vỡ trật tự pháp lý tại Biển Đông.

Quang cảnh đại hội 13 của đảng CSVN.

Biển Đông ở đâu trong chương trình nghị sự của đại hội đảng XIII?

Một đại hội được đồn đoán tiêu tốn hàng nghìn tỷ tiền thuế của nhân dân, quy tụ đến cả vạn người, qua 3 vòng kiểm tra Covid khắt khe, nội bất xuất ngoại bất nhập, nhưng những ý kiến về Biển Đông dường như quá hiếm hoi.

Trong diễn văn khai mạc ông tổng bí thư đề cập đến Biển Đông đúng một lần trong một câu duy nhất: “Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp.”

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam.

Nạn nhân Luật Hải Cảnh Trung Quốc là ngư dân Việt Nam

Dù núp dưới bất cứ ý đồ gì, sự kiện Trung Quốc tung ra Luật Hải Cảnh cho phép lực lượng hải cảnh sẵn sàng dùng vũ lực tấn công tàu và người nước ngoài trong lúc tình hình Biển Đông đang ngày một căng thẳng hiện nay, rõ ràng là Bắc Kinh đang có hai tham vọng lớn: Đe dọa trực tiếp sinh mạng của bà con ngư dân Việt Nam để bắt chẹt CSVN; và biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp thành nơi xung đột vũ trang để cho Bắc Kinh lợi dụng chiếm nốt các đảo còn lại trong khu vực Trường Sa của Việt Nam.

Người Việt yêu nước phải cùng nhau vận động các áp lực quốc tế để không cho Bắc Kinh thực hiện các ý đồ đen tối này.