mất điện

Hồ thuỷ điện Sơn La lớn nhất Việt Nam bị cạn nước. Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ

E ngại an ninh năng lượng đất nước có thể dần lệ thuộc Trung Quốc

Chúng ta đang tập trung quan tâm chủ quyền quốc gia cứng “an ninh lãnh thổ, biển đảo”, mà chưa thật sự để ý đến chủ quyền quốc gia mềm: An ninh năng lượng điện.

Một nhà nước thực sự yêu nước không chỉ chống ngoại xâm cứng lãnh thổ, biển đảo mà còn chống các cuộc xâm lăng trói buộc kinh tế, thương mại và đặc biệt cuộc xâm lăng trói buộc năng lượng.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt kiểm tra công tác dựng cột đường dây 500kV Bắc - Nam. Ảnh: EVN

Phân rã quyền lực để giải bài toán năng lượng quốc gia

Thanh tra EVN có thể giúp tìm ra một phần sự thật về hoạt động của EVN, biết được sự lỗ, lãi của EVN, cũng như câu trả lời về có tăng giá điện để bù lỗ cho EVN hay không?

Nhưng thanh tra EVN sẽ không đưa ra được lời giải cho các bài toán quan trọng như: Bao giờ thì không còn bị cắt điện? Bao giờ người mua được lựa chọn nhà cung ứng điện với giá thành hợp lý? Bao giờ thì hệ thống điện đáp ứng các tiêu chí môi trường?

Cuộc sống người dân đảo lộn do mất điện. Ảnh: FB Nghệ An

Giải quyết “bài toán thiếu điện” của EVN như thế nào?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vừa tăng 3% giá điện bán lẻ từ tháng 5/2023 để bù khoản lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, một tháng sau, EVN lại cắt điện liên tục, có nơi không công bố trước, vịn lý do không  đủ nguồn cung, khiến các doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh “bị động.” Việc thanh tra về  hoạt động của EVN được người dân đồng tình, ủng hộ.