mị dân

Nhờ Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường giải đáp vài thắc mắc về cuộc bầu cử

Với những diễn biến như vừa đề cập và bất chấp thực tế mà hàng chục triệu người cùng ở trong cuộc, cùng cảm nhận thực – hư, mà ông Bùi Văn Cường [tổng thư ký Quốc Hội, chánh văn phòng Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia] dám khẳng định “cuộc bầu cử vừa qua đạt tỉ lệ cao, thành công rất tốt đẹp, cử tri có ý thức chính trị, trách nhiệm cao, vinh dự, tự hào tham gia bầu cử” thì không chỉ cho thấy sự trâng tráo mà đó còn là bôi nhọ, bóp méo ngôn ngữ của dân tộc này, khiến những từ như… tốt đẹp, ý thức, trách nhiệm, vinh dự, tự hào… bị hư hại.

Quốc Hội CSVN. Ảnh: Internet

Quốc hội của ai?

Việt Nam đã tổ chức xong cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong ngày 23 tháng Năm vừa qua.

Hà Nội đã bỏ ra 3.700 tỷ đồng ngân sách quốc gia, tương đương gần 200 triệu Mỹ Kim. Đây là một số tiền quá lớn chi tiêu cho một mục đích mà ai cũng thấy trước là không mang lại lợi ích cụ thể nào cho đất nước.

Hàng dỏm nhưng lại được đảng CSVN bảo vệ bằng họng súng.

Bầu cử Quốc Hội đảng CSVN: Món đồ dỏm được bảo vệ bằng họng súng

Ngày 12/5 trên báo Tuổi Trẻ có bài viết “Bộ Trưởng Tô Lâm: Công an sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử.” Thực ra, cái gọi là Quốc Hội của đảng Cộng Sản Việt Nam không cần bầu và nên dẹp đi thì tốt hơn. Bởi những gì mà Quốc Hội thông qua chỉ là hình thức mà thôi.

Một vở kịch vô nghĩa đáng lẽ phải vứt đi, đảng Cộng Sản lại đem công an ra bảo vệ nó.

Tại sao đảng CSVN nhất định phải bắt dân đi bỏ phiếu bầu cử quốc hội?

Tại Việt Nam, người ta luôn cảm thấy tức cười khi nghĩ tới chuyện bầu cử.

Bất kỳ cuộc bầu cử nào, từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương, hầu hết đều cho thấy tính khôi hài. Bởi dân chưa bầu thì người ta đã biết ông nào làm vị trí nào, bà nào ngồi ghế nào và chuyện dân đi bầu chỉ là chuyện trò cười của các ông bà. Bởi cho dù có hàng triệu người gạch bỏ cái tên nào đó thì tỉ lệ phiếu bầu của nó vẫn 100% đắc cử, tín nhiệm. Bởi chuyện bầu bán ở đây không có ý nghĩa nào về việc nhân dân có tín nhiệm hay không, mà nó là bài toán đối ngoại trong chính trị độc tài.

ại Biểu Lưu Bình Nhưỡng tại diễn đàn quốc hội. Ảnh: Việt Nam Finance

Những “tâm tư” trước khi về hưu!

Điều đáng tiếc là dường như có một cái khuôn chung cho các nước độc tài. Các cá nhân lãnh đạo hay đại biểu quốc hội chỉ phát biểu những điều gọi là “trăn trở” sau khi về hưu hay không còn nhận trách nhiệm. Nói đúng hơn, họ chỉ mạnh miệng khi không còn bị “hệ thống chính trị” giám sát cái ghế mà họ đang ngồi.