Myanmar

Hàng trăm nghìn người dân Miến Điện đã xuống đường biểu tình ngày 22/2/2021 phản đối cuộc đảo chính của phe quân đội, sau cái chết của một cô gái mới chỉ 20 tuổi bị bắn vào đầu. Ảnh: FB Luân Lê

Đụng nhầm thế hệ rồi!

Một bạn trẻ trong số những thanh niên xuống đường đã viết tấm bảng với dòng chữ: Đụng nhầm thế hệ rồi! Trong dòng người khổng lồ cuồn cuộn ấy là đông đảo các thành phần của dân chúng: sinh viên, công nhân, trí thức và những quần chúng khác. Đây là thời điểm đã khó có thể đạt được mục đích chiếm lĩnh chính quyền bằng bạo lực như vào những năm 1980 của thế kỷ trước.

Bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: Nikkei Asia

Quân đội Myanmar đột kích bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và các nhân vật cao cấp của đảng cầm quyền

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi và một số nhân vật cấp cao khác của đảng cầm quyền đã bị bắt giữ trong một cuộc đột kích vào sáng sớm, phát ngôn nhân của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD) cho biết hôm thứ Hai 1/2.

Sự kiện này diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và quân đội làm dấy lên lo ngại về một cuộc đảo chính sau một cuộc bầu cử mà quân đội cho là gian lận.

Sẽ là quá khập khiễng để so sánh bất kỳ nhân vật chóp bu nào của đảng CSVN với Thein Sein (phải) - người đã rũ áo tổng thống để xuất gia, sau khi đặt viên gạch dân chủ cho đất nước này. Ảnh: The Straits Times

Myanmar đã rời xa Trung Quốc, bao giờ đến lượt Việt Nam?

Dù những giá trị dân chủ ở Myanmar còn mong manh và dễ vỡ nhưng Myanmar cũng đã tìm kiếm được những giá trị mới để xác lập cuộc chơi theo chuẩn mực quốc tế, và rời xa Trung Quốc luôn muốn nô dịch, thâu tóm và gây bất ổn. Không còn nghi ngờ gì nữa, Myanmar đã thực hiện thành công cú đào thoát ngoạn mục khỏi cái bẫy chông nhọn hoắt mà Trung Quốc chủ động hạ đặt. Điệp vụ thành công nhanh chóng và nhẹ nhàng của Myanmar liệu có thể trở thành tấm gương sáng để (CS) Việt Nam noi theo?