Quốc Hận 30/4

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Thống nhất

45 năm đã qua nhưng chỉ riêng việc gọi tên ngày 30/4 vẫn còn quá nhiều tranh cãi.

Không ít người, nhất là từ bên thắng cuộc, với sự thiện chí đáng ghi nhận, muốn 30/4 được gọi là Ngày Thống Nhất, thay vì cụm từ ‘giải phóng miền Nam’ đầy hợm hĩnh.

Tuy nhiên, thiện chí là một chuyện, chính xác hay không lại là chuyện khác.

Ông Rainer Eppelmann, cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Giải Trừ Quân Bị Đông Đức, Chủ Tịch Cơ Quan Liên Bang Nghiên Cứu về Tội Ác của Chế Độ Cộng Sản Đông Đức. Ảnh: Getty Images

Lời ngỏ của ông Rainer Eppelmann gởi Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức nhân 45 năm ngày Miền Nam Việt Nam bị chiếm đóng

Các thể chế độc tài tự nó đi ngược lại bản chất yêu chuộng tự do của con người. Các thể chế này đi ngược lại với thiên nhiên, chống lại con người, và chúng ta sẽ không bao giờ tùng phục họ mãi. Đó là lý do vì sao các chế độ độc tài không thể kéo dài mãi, cho dù chúng ta có cảm thấy như vậy sau nhiều thập niên từ lúc nó xuất hiện. Có ngày các chế độ này sẽ sụp đổ.

Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ảnh: Quốc Hội Liên Bang Đức (Deutscher Bundestag)

Lời ngỏ của Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Đức nhân ngày Tưởng Niệm 45 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam

Hôm nay chúng tôi chia sẻ với quý vị sự đau buồn cho nhiều nạn nhân. Qua kinh nghiệm đau thương của mình, chúng tôi hiểu nỗi đắng cay khi đất nước bị  phân chia, khi gia đình bị ly tán, khi Nhân Quyền và Dân Chủ, Tự Do Báo Chí và Tư Tưởng bị cắt xén. Nhưng trường hợp nước Đức cũng cho thấy rằng: Cuối cùng Tự Do vẫn thắng thế.

45 năm sau, con đường nào cho giáo dục Việt Nam

Vào những ngày tháng kỷ niệm 45 năm chủ nghĩa cộng sản thống trị trên toàn cõi đất nước, nếu phải chọn một chủ đề để nói về những thất bại của họ, chắc chắn chủ đề đó phải là giáo dục, và những ai còn nghĩ về tương lai của dân tộc, chắc chắn sẽ phải đặt những câu hỏi: Đảng CSVN đã tàn phá nền giáo dục như thế nào? và đến bao giờ đất nước mới thoát ra khỏi cảnh u tối của ngày hôm nay?

Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến: Việt Nam Cộng Hòa, 1955-1975

Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy. Song người Việt Miền Nam chúng ta coi đây là cơ hội ngàn năm một thuở để xây dựng một xã hội tự do dân chủ thực sự đầu tiên trong lịch sử của hàng ngàn năm nếu không là sống trong chế độ quân chủ chuyên chế thì là bị đô hộ bởi ngoại nhân. Người Miền Nam không coi nhẹ nền cộng hòa còn rất non trẻ này. Trong khói lửa mịt mù và một bối cảnh chính trị nhiều biến động, họ vẫn kiên trì xây dựng và vun sới cho mảnh đất tự do nhỏ bé này.

Từ Hiệp Định Genève 1954 đến 30/4/1975 ai gây tang thương cho dân tộc Việt Nam

Nếu những người lãnh đạo cộng sản biết xem trọng hạnh phúc của nhân dân, thì hai miền Bắc-Nam đã có thể cùng nhau phát triển về văn hóa, khoa học, kinh tế… đến ngày đất nước thống nhất trong hòa bình và tự do (năm 1956).

Cuộc chiến 20 năm (1954-1975) đã làm 1 triệu thanh niên Miền Bắc phải chết trên các chiến trường ở Miền Nam, ở Cam Bốt và Lào; 300 ngàn thanh niên Miền Nam đã chết khi chống trả các cuộc tấn công và 2 triệu thường dân bị thiệt mạng vì bom đạn. Bên cạnh đó, hàng triệu quân và dân bị thương tật, tàn phế vì chiến tranh, hàng triệu trẻ em trở thành mồ côi.

Dân chúng Miền Nam di tản theo đà tiến quân của quân đội cộng sản Bắc Việt tháng 3 & 4 năm 1975. Ảnh: Internet

Tâm tư một người miền Bắc ‘9X’ về ngày 30 tháng Tư

Là một người trẻ, sống ở miền Bắc, không được cảm nhận trực tiếp về những nỗi đau và mất mát của người miền Nam Việt Nam. Thay vì cứ tự hào về cái quá khứ mà chúng tôi không hề tham dự, chúng tôi sẽ hành động, suy nghĩ độc lập, dũng cảm, biết đột phá, và cố gắng làm mọi thứ để giải phóng người dân khỏi chế độ độc tài, mang lại tự do thực sự cho người dân Việt Nam.

Ông Lý Thái Hùng: Hệ luỵ của 30 tháng 4 & Mục tiêu, đường lối đấu tranh của Đảng Việt Tân

Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân ông Lý Thái Hùng nói về biến cố 30 tháng Tư và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ Việt Nam.

Tháng Tư 1975, ông Lý Thái Hùng đang học năm thứ ba tại một trường đại học ở Tokyo, Nhật Bản khi Sài Gòn thất thủ, và toàn bộ MIền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt…

45 năm đã qua, đảng và nhà nước CSVN đã không còn có thể che giấu bản chất độc tài, tham lam, hèn với giặc ác với dân.

Loa phưỡng. Ảnh: Internet

Ngày này năm ấy và ngày ấy năm này

Những ngày tháng Tư của 45 năm trước, chúng tôi, những đứa trẻ mới lớn, cũng như bao triệu người dân miền Bắc Việt Nam, cứ vểnh tai hướng về những chiếc loa công cộng được gắn đầy trên các cột điện, các cây cao trong mọi thôn làng, xóm bản, ra rả vào sáng, trưa, chiều, tối. Những bản tin liên tục được nhắc đến với những từ “Chiến thắng, thần tốc”… làm nức lòng hầu hết mọi người dân…

Đã 45 năm sau cái ngày ấy. Những ngày ấy của năm này, người ta đã thấy gì?

Những bài học lịch sử từ 45 năm qua

Nhân đánh dấu 45 năm biến cố 30 tháng Tư, chúng ta cần nhìn lại một số điều như những bài học cần rút tỉa, để tránh được những lầm lỡ tai hại, giúp lịch sử dân tộc được sang trang, khép lại những tháng ngày đen tối và mở ra một chân trời mới bình an, hạnh phúc…