Lời ngỏ của Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Đức nhân ngày Tưởng Niệm 45 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam

Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ảnh: Quốc Hội Liên Bang Đức (Deutscher Bundestag)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble
Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Đức

Lời ngỏ nhân ngày Tưởng Niệm 45 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam

Ai nhắm mắt chối bỏ quá khứ,
người đó sẽ mù quáng trước hiện tại.

(Richard von Weizäcker)

Trong sự hỗn loạn của chiến tranh kéo dài nhiều năm, hầu như không có một gia đình người Việt nào trong thế kỷ 20 mà không bị bức hại và phải đào thoát. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra hàng triệu nạn nhân, với bao người tàn phế, cô nhi, chấn thương tâm lý và để lại một đất nước hoang tàn.

Mặc dù trận chiến đã kết thúc cách nay 45 năm nhưng hòa bình thực sự vẫn chưa trở lại. Đối với nhiều người thì đó lại là sự khởi đầu của một nỗi thống khổ mới: Trước những khủng bố của chế độ Cộng Sản khoảng một triệu rưỡi người Việt vượt biển trốn chạy. Trên 200.000 thuyền nhân bị chết đuối, chết khát hay bị rơi vào bàn tay của hải tặc tân thời. Người nào vượt qua thành công chuyến chạy trốn hãi hùng này thì phải đối diện với nhiệm vụ xây dựng một cuộc sống mới cho bản thân và gia đình tại nơi lưu vong, xa quê hương.

Ngay tại Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng có nhiều người tỵ nạn như thế đến cư trú. Phần lớn họ được cứu vớt bởi con tàu Cap Anamur, xuất phát từ hành động quyết đoán của nhân vật không thể nào quên được là ông Rupert Neudeck. Ông và nhiều người ủng hộ đã không chỉ xúc động và ngồi yên trước những cảnh tượng trên biển Đông, mà họ đã hành động – và đã đạt được sự thu nhận nhiều thuyền nhân vào Cộng Hòa Liên Bang Đức, mặc dù thời đó vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi trong chính trị.

Từ đó một cộng đồng người Việt qua những thập niên đã lớn lên trong Xã Hội chúng tôi; Cộng Đồng này vào lúc nước Đức thống nhất có thêm cả những người hợp tác lao động thời Cộng Hòa Dân Chủ Đông Đức đến từ nước Việt Nam Cộng Sản. Nhiều người được nhập tịch từ lâu, có nguồn gốc Việt Nam đã cho thấy di dân đem lại sự trù phú cho toàn xã hội. Họ đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước chúng ta và giúp đỡ gia đình họ tại quê hương cũ. Họ đã trở thành một phần của nước Đức, một tấm gương cho sự hội nhập thành công.

Hôm nay chúng tôi chia sẻ với quý vị sự đau buồn cho nhiều nạn nhân. Qua kinh nghiệm đau thương của mình, chúng tôi hiểu nỗi đắng cay khi đất nước bị  phân chia, khi gia đình bị ly tán, khi Nhân Quyền và Dân Chủ, Tự Do Báo Chí và Tư Tưởng bị cắt xén. Nhưng trường hợp nước Đức cũng cho thấy rằng: Cuối cùng Tự Do vẫn thắng thế.

Sự tưởng niệm về những sự kiện đã diễn ra luôn mang tính cách quan trọng – trong tinh thần của Richard von Weizäcker: Điều đó giúp chúng ta nhìn thấy hiện tại với tất cả thách thức của nó.

Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble là chủ tịch Quốc Hội Liên Bang Đức từ năm 2017 và đã từng là chủ tịch đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Christian Democratic Union party), trưởng khối liên đảng CDU-CSU tại Quốc Hội Liên Bang. Ông rất mến mộ Tiến Sĩ Rupert Neudeck, sáng lập viên Ủy Ban Cap Anamur vì lòng thương người và đã dũng cảm cứu vớt thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam. TS Schäuble khâm phục những nỗ lực hội nhập thành công của người Việt Nam tại Đức và vì thế đích thân ông đã đến chủ trì lễ khánh thành tượng đài ghi ơn TS Neudeck năm 2018 (http://www.viettin.de/node/35) do người Việt tại Đức quyên góp để thực hiện.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

XEM THÊM

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Hai chiếc xe ôtô điện VinFast giữa dòng xe máy tại Hà Nội. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP

Đằng sau kế hoạch Hà Nội cấm xe xăng là lợi ích riêng của ông Phạm Nhật Vượng

Thực vậy, chính phủ và Hà Nội phối hợp khá nhịp nhàng. Chính phủ thì ra chỉ thị cấm xe xăng trong vành đai 1, Hà Nội thì ra chỉ thị sẽ tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ xe đối với xe xăng trong toàn địa bàn thành phố. VinFast của ông Vượng thì tổ chức chiến dịch đổi xe xăng lấy xe điện Vin trong cùng dịp này.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.