sạt lở

Ai cấp phép xây các thủy điện gây thảm họa bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia?

Nhiều triệu người ở miền Trung Việt Nam lại oằn mình gánh chịu hậu quả của mưa bão. Thiệt hại về nhân mạng, tài sản do lũ lụt, sạt lở trong ba tuần vừa qua khiến thiên hạ lại nổi giận với… thủy điện nhưng sự giận dữ ấy dường như chưa đủ và hoàn toàn chưa đúng!

Thủy điện chỉ là phần nổi của thảm họa, thảm nạn…

Từ phòng vệ – ứng cứu thiên tai, nhìn chuẩn bị – trấn áp biểu tình

Chưa bao giờ người Việt nghe hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đề cập đến việc phát triển lực lượng tìm kiếm – cứu nạn, đầu tư thích đáng cho các phương tiện phòng ngừa, đối phó, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai. Tuy nhiên nguyên nhân không phải do nghèo! Ngoài chuyện dồn nội lực quốc gia vào những dự án minh họa cho định hướng xã hội chủ nghĩa, những công trình để tri ân và ca ngợi bác, đảng, phần còn lại của nội lực quốc gia được rót hết cho công an, nâng cao năng lực giải tán biểu tình, dập tắt phản kháng!

Khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Kinh tế & Đô Thị

Bài học từ thảm kịch tại thủy điện Rào Trăng 3

Qua vụ tai nạn Rào Trăng 3, vấn đề không chỉ đơn giản là phá hoại môi trường vì xây dựng thủy điện mà quan trọng là chính hệ thống chính trị độc tài đã dung túng cho một thiểu số quan chức địa phương – như những tên sứ quân, cấu kết với một tay tư bản đỏ khai thác những dự án dưới danh nghĩa “phát triển đất nước” nhưng thực tế là đang tàn phá đất nước và xã hội.

Khai thác cát. Ảnh: Internet

Cát, phá và… Bộ Quốc phòng

Trân Văn/VOA |

Theo sau những tờ giấy phép do hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương thi nhau ký – cấp là tình trạng sạt lở ở ven suối, ven sông, bờ biển xảy ra khắp nơi. Bởi khai thác cát – sạt lở còn hủy hoại tài sản và hủy diệt sinh kế của dân chúng, hàng trăm cuộc biểu tình, một số biến thành bạo động suốt từ ngoài Bắc vào tới trong Nam vẫn không làm những viên chức hữu trách run tay…