Bài học từ thảm kịch tại thủy điện Rào Trăng 3

Khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Kinh tế & Đô Thị
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủy điện Rào Trăng 3 được xây dựng trên thượng nguồn sông Bồ thuộc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nửa đêm ngày 13 tháng Mười, công nhân đang ngủ trong lán trại thì phía ngoài có tiếng nổ lớn, toàn bộ đất đá từ trên núi đổ ập xuống khiến cho 17 người bị mất tích. Nguyên nhân của thảm kịch này là do mưa to liên tục trong mấy ngày, đất ngấm nước trở nên bở bục và tràn xuống như thác lũ vào nửa đêm nên không ai hay biết.

Khi hay tin nói trên, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư Lệnh Quân Khu 4 đã cùng đoàn cán bộ đến trạm kiểm lâm Sông Bồ thuộc tiểu khu 67 để tổ chức cứu hộ ngay vào buổi chiêu hôm đó. Nhưng khi đoàn cứu hộ nghỉ được một tiếng thì đất đá từ trên núi cao đổ xuống, gần như san phẳng cả khu vực hàng chục nghìn mét vuông. Hệ quả bi thảm là thêm 13 người trong đoàn cứu hộ tử nạn trong tai nạn, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Văn Man.

Đây là một tai nạn bắt nguồn từ thiên tai, nhưng nó đã và đang phản ánh thảm kịch bi thảm này phần nhiều đến từ yếu tố chủ quan – con người. Đầu tiên, theo như thông tin từ các chuyên gia phân tích thì Rào Trăng 3 là một trong số bốn nhà máy thủy điện có công suất nhỏ theo hệ thống “thủy điện bậc thang” nằm trên dòng phụ lưu của sông Bồ chiều dài chỉ khoảng 26 km với tổng công suất chỉ đến 89 MW.

Đáng chú ý, cả bốn thủy điện này đều nằm trong vùng lõi và khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và người ta đã chặt phá 63 hecta rừng với khối lượng gỗ đến tận 349 m³ khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền đã mất gần 30 ha rừng tự nhiên trong hai năm 2016 – 2017.

Lợi ích từ nhà máy thủy điện đâu chưa thấy, nhưng cả một vùng trở nên trơ trọi với đồi trọc không còn rừng giữ đất, dẫn đến dễ có sạt lở đất khi lũ về. Theo chia sẻ của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai Đại Học Việt Nhật đã chỉ ra rằng: “Thủy điện vừa và nhỏ chẳng đóng góp được gì cho kiểm soát lũ lớn. Nó lại còn làm cho rủi ro ngập lụt gia tăng mà thôi. Càng nhiều thuỷ điện nhỏ lại càng nguy hiểm.”

Tuy nhiên, tất cả những gì đóng góp của các chuyên gia thì đều bị các cấp chính quyền của tỉnh Thừa Thiên – Huế bỏ ngoài tai bởi cái lợi trước mắt của những chủ dự án nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đem lại cho họ.

Theo thông tin thì từ năm 2008, dự án thủy điện Rào Trăng 3 được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên – Huế giao cho Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tư Vấn Xây Dựng Trường Sơn thực hiện. Tuy nhiên, vào năm 2016, chủ đầu tư dự án đã thay đổi từ Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng Trường Sơn sang Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Rào Trăng 3, do ông Nguyễn Đại Thành sinh năm 1992 làm giám đốc. Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp vào đầu năm 2016 thì ông Thành lúc được đưa lên làm giám đốc chỉ mới 24 tuổi. Ông Nguyễn Đại Thành là con trai của ông Nguyễn Đại Lợi, đang là giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng Trường Sơn.

Những dữ kiện mà báo chí phanh phui nói trên cho thấy là gia đình ông Nguyễn Đại Lợi đã cấu kết cùng với chính quyền Thừa Thiên – Huế che dấu những sai trái trong việc thực hiện dự án Rào Trăng 3. Cụ thể là ông Nguyễn Đại Lợi tìm cách phủi trách nhiệm khi dự án đã không hoàn thành đúng kỳ hạn vào cuối năm 2018.

Theo ông Lợi thì ông Nguyễn Đại Thành – con trai ông đứng tên làm giám đốc Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3 chỉ là: “để làm các thủ tục ngân hàng này khác thôi chứ mọi việc phó giám đốc kỹ thuật họ phụ trách còn thằng con tôi về Đồng Hới 2 năm rồi, không làm nữa.” Tức là theo ông Lợi, con trai ông – Nguyễn Đại Thành chỉ đứng tên cho đúng thủ tục, còn thực tế ông Lợi mới là người điều hành phía sau.

Đây là các chiêu quen thuộc của những công ty Việt Nam, trước các dự án lớn. Đó là những công ty lớn dùng tiền mua dự án và mua cả quan chức, rồi sau đó bán lại cho cho công ty khác để thi công dự án.

Nếu dự án bị chậm hay xảy ra những sự kiện bất thường như tại nạn, sụp đổ thì các công ty lớn không hề bị vấn đề gì; tương tự các quan chức cũng bình yên sống tiếp, những sai phạm nếu bị phanh phui thì chỉ là thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình đánh giá và giám sát dự án. Thủy điện Rào Trăng 3 rồi cũng sẽ như hàng trăm vụ việc khác ở Việt Nam, sẽ chìm xuồng khi khung pháp lý không đủ minh bạch, chặt chẽ, và nạn tham nhũng càng trở nên nghiêm trọng.

Qua vụ tai nạn Rào Trăng 3, vấn đề không chỉ đơn giản là phá hoại môi trường vì xây dựng thủy điện mà quan trọng là chính hệ thống chính trị độc tài đã dung túng cho một thiểu số quan chức địa phương – như những tên sứ quân, cấu kết với một tay tư bản đỏ khai thác những dự án dưới danh nghĩa “phát triển đất nước” nhưng thực tế là đang tàn phá đất nước và xã hội.

Không chấm dứt hệ thống chính trị độc tài kiểu sứ quân này thì cứ mỗi năm, đến mùa bão lụt, người dân lại sống lầm than và chết thảm như Tướng Man và những người đi cứu hộ tay không.

Anh Hoàng

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.