Tân Phong

Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể nói sẽ triển khai “bằng mọi giá” dự án tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh (Kunming) có trị giá tới 100.000 tỷ.

Giúp xây đường sắt Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh, Trung Cộng muốn thôn tính Miền Bắc Việt Nam

Thông tin gần đây của Bộ Giao Thông Vận Tải, nhà cầm quyền cộng sản đang mong muốn thực hiện dự án đường sắt Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh có trị giá tới 100.000 tỷ, sẽ được triển khai “bằng mọi giá” như lời ông Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu. Số tiền này, dĩ nhiên, là do ông “bạn vàng” cho vay và kèm theo khoản tiền được “tài trợ” cho bước khảo sát dự án.

Cảnh ngập lụt thường xảy ra ở TP.HCM và các đô thị khác. Ảnh: Internet

Miền Nam Việt Nam trước thảm họa môi sinh và xã hội

Dù là đầu tàu kinh tế nơi đóng góp 1/3 GDP quốc gia và 60% kiều hối cả nước nhưng TP.HCM cũng như các đô thị lớn miền Nam đều không có được nguồn đầu tư tương xứng là một trong những nguyên nhân chính khiến hạ tầng đô thị phần lớn xuống cấp, quá tải trầm trọng. Đầu tư vào hạ tầng giao thông, cầu cống, nước sạch, viễn thông, điện lưới, y tế, giáo dục… vào các tỉnh miền Bắc (phía trên vĩ tuyến 17) gấp 15 lần so với đầu tư hạ tầng vào đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM trong vòng 44 năm qua.

Những câu chuyện Việt Nam

Những câu chuyện bàn tán thế sự hôm nay thưa vắng lắm. Người dân lo lắng, quan tâm cái gì hơn thế? Ah, họ quan tâm ăn cái gì để không chết sớm vì ung thư, uống cái gì không bị nhiễm độc và làm thế nào để kiếm được thêm tiền hơn cho cuộc sinh nhai đang ngày một khó khăn. Thế cũng là quan tâm chính trị đấy. Chính trị của sinh tồn!

Thảm họa sinh thái đô thị, nguyên do không phải từ ông trời

Trong những ngày qua, người Hà Nội đang khát. Giữa thủ đô, nguồn nước cấp sinh hoạt bỗng trở nên ô nhiễm tới mức không thể sử dụng, dù chỉ là tắm giặt. Thứ nước được gọi là sạch do công ty nước sạch Viwasupco cung cấp trở lên đen ngòm, sặc mùi hóa chất, và khi rửa mặt thì có thể xa xẩm mặt mày, dị ứng da và đau mắt. Khi sử dụng thứ nước này để nấu cơm thì cơm sặc mùi hóa chất không thể ăn được.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại phiên họp thứ 74 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, 24 tháng Chín, 2019. Ảnh: Reuters

Cuộc “đại thẩm phán” tại LHQ hay điếu văn cho chủ nghĩa cộng sản?

Cũng chính tại đây, trước toàn thế giới, ông Donald Trump trực diện cáo buộc chế độ cộng sản, chủ nghĩa xã hội với những lời lẽ có sức công phá như những trái bom nguyên tử trút xuống đầu những chế độ vẫn duy trì thứ chủ nghĩa độc ác, phi nhân, lừa dối và tham tàn này: “Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội không phải vì công lý, bình đẳng, không phải vì nâng đỡ người nghèo, và dĩ nhiên không phải vì những gì tốt đẹp cho đất nước. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ vì một điều duy nhất: Quyền lực của giai cấp cai trị!…”

Người dân Trung Quốc tranh giành nhau mua thịt lợn bởi tình trạng khan hiếm trầm trọng. Ảnh: Reuters UK

Khi đế chế sụp đổ vì miếng thịt l…ợn

Đoạn video clip tràn lan trên mạng xã hội mấy ngày qua là hình ảnh những người dân Trung Quốc đang giành nhau quyết liệt miếng thịt lợn được trợ giá. Quang cảnh thật hỗn loạn khi hàng chục người bám chặt vào miếng thịt, quyết không buông tay, la hét kinh hoàng. Một đoạn video khác cho thấy một người đàn ông ăn cắp miếng thịt lợn và nhét vào túi quần khiến người ta liên tưởng tới những gì diễn ra ở Venezuela mới đây.

Từ trái sang: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh Reuters

Những “cuộc chia ly màu đỏ” Việt – Trung (Phần 2)

Ông Trọng đi Mỹ, trên cương vị đảng trưởng và chủ tịch nước, sẽ phải giải quyết vấn đề hóc buá là vừa giữ được tính chính danh của một thể chế độc tài đang hồi rách nát tơi tả trước sự xâm phạm ngang ngược của Trung Quốc bằng việc “lôi kéo” Hoa Kỳ vào “vùng lửa cháy” ở Tư Chính, Cá Voi Xanh… để người Mỹ ra mặt bảo vệ “quyền tự do hàng hải và chủ quyền của Việt Nam” tại Biển Đông, vừa phải bảo toàn quyền lợi của tập đoàn cai trị CSVN do ông ta đứng đầu.

TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc nâng ly chúc mừng cùng Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi chứng kiến lễ ký kết hơn chục thỏa thuận song phương Việt-Trung tại văn phòng Trung Ương Đảng ở Hà Nội hôm 5 tháng Mười Một, 2015. Ảnh: EPA/Hoang Dinh Nam

Những “cuộc chia ly màu đỏ” Việt – Trung (Phần 1)

Những người “anh, em” cộng sản mới hôm qua còn thề bồi “mãi mãi keo sơn”, nhưng vì lợi ích và tham vọng quyền lực, có thể ngày hôm sau quay ra giết nhau tàn nhẫn. Nếu thực sự Hà Nội đang toan tính cho một cuộc chia tay với người bạn “4 Tốt” trong bối cảnh mà xem ra mối duyên nợ đã trở thành nghiệp báo, khi “tuần trăng mật” Việt – Trung đã hết, thì cái giá phải trả cho “cuộc chia ly màu đỏ” lần này là gì? Giải pháp nào cho một cuộc “thoát Trung” êm thấm, ít tổn thương nhất?