Khi đế chế sụp đổ vì miếng thịt l…ợn

Người dân Trung Quốc tranh giành nhau mua thịt lợn bởi tình trạng khan hiếm trầm trọng. Ảnh: Reuters UK
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đó không phải là lời nói giỡn. Miếng thịt lợn đang là mối quan tâm hàng đầu ở đất nước đông dân nhất thế giới và được coi đó là “nhiệm vụ chính trị trọng đại”, theo như lời của ông Phó Thủ Tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa phát biểu, khi mà việc thiếu hụt trầm trọng nguồn cung trong nước khiến giá thịt lợn tăng cao chóng mặt.

Giá thịt lợn đã tăng hơn 50% ở nhiều nơi và sẽ còn có thể tăng 100% vào dịp cuối năm Tết cổ truyền. Đây là nguồn protein chủ yếu không thể thiếu trong bữa cơm người Trung Quốc. Đoạn video clip tràn lan trên mạng xã hội mấy ngày qua là hình ảnh những người dân Trung Quốc đang giành nhau quyết liệt miếng thịt lợn được trợ giá. Quang cảnh thật hỗn loạn khi hàng chục người bám chặt vào miếng thịt, quyết không buông tay, la hét kinh hoàng. Một đoạn video khác cho thấy một người đàn ông ăn cắp miếng thịt lợn và nhét vào túi quần khiến người ta liên tưởng tới những gì diễn ra ở Venezuela mới đây.

Nguyên nhân của việc khủng hoảng thịt lợn thì nhiều. Dịch tả lợn được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến cho đàn lợn ở Trung Quốc mất đến 200 triệu con. Nguyên nhân thứ hai là vấn đề qui hoạch chăn nuôi trước đó vì các lo ngại về vấn đề môi trường cũng là tác nhân quan trọng. Tất nhiên, không thể không kể đến là quyết định cấm nhập đậu tương từ Mỹ của chính phủ – nguyên liệu đầu vào thiết yếu, cơ bản nhất cho ngành sản xuất thức ăn gia súc và sản xuất thực phẩm nội địa – đã khiến cho giá thức ăn gia súc cũng như nhiều mặt hàng thực phẩm khác có sử dụng đậu tương tăng nhanh chóng mặt.

Giá cả thực phẩm nói chung đã tăng trung bình 20 – 30%. Quyết định mới đây của chính phủ mở các kho dự trữ thịt đông lạnh trung ương để cung ứng 10.000 tấn thịt lợn cho thị trường nhằm mục đích “bình ổn giá”, cùng với việc quay trở lại chế độ tem phiếu nhằm hạn chế người dân mua tích trữ tuy rằng có thể giảm bớt cơn tăng giá tạm thời nhưng lại gây ra một hậu quả khác nghiêm trọng hơn là tâm lý bất an của người dân Trung Quốc.

Nếu như ông Tập Cận Bình thấu hiểu hơn tính cách của dân tộc mình và chứng kiến những cảnh tượng giành giựt nhau từng miếng thịt, ông ta có lẽ sẽ phải thay đổi lại chính sách thương mại với người Mỹ ngay trước khi quá muộn. Người Trung Quốc coi trọng miếng ăn hơn tất cả. Không hề ngoa ngôn khi nói rằng đối với đại đa số dân Trung Quốc thì “lý tưởng cách mạng, đường lối chính sách của đảng” chẳng là gì so với một miếng thịt l…ợn. Nhìn quyết tâm sống mái với nhau để giành miếng thịt không khác gì bầy thú hoang, hẳn bạn phải công nhận điều đó.

Một nhà lãnh đạo Trung Quốc tự tin nói đại ý rằng “Người Mỹ không thể chịu đựng được tổn thất do chiến tranh thương mại lâu dài, còn người Trung Quốc thì có thể ăn cỏ cả năm mà không phàn nàn”. Ông ta đã hoàn toàn chủ quan “duy ý chí” và sai lầm tệ hại. Điều đó có thể đúng ở thời kỳ Mao Trạch Đông, vì chẳng có miếng thịt lợn nào ở quần hàng giảm giá mà tranh nhau. Còn bây giờ là năm 2019, người dân Trung Quốc có thể vẫn sẵn lòng học thuộc “trước tác Tập Cận Bình” và ca ngợi ông ta như Phật Thánh nhưng với điều kiện họ phải có thịt lợn để ăn. Còn khi không có thịt, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn cả bộ phim “xác sống” của Hollywood.

Bạn có tin lời tôi nói không? Có thể lấy hai ví dụ sau để xem xét:

Một là sự kiện sữa trẻ em bị trộn Melamine năm 2008 – loại độc chất gây hủy hoại chức năng gan và thận của trẻ nhỏ được 22 nhà sản xuất sữa Trung Quốc trong đó có cả các tập đoàn thực phẩm lớn như Sanlu (Tập đoàn Tam Lộc), Mengniu, Yili, và Yashili, chủ động cho vào thành phần vì nó làm tăng hàm lượng đạm sữa theo kết quả xét nghiệm, đã khiến cho hơn 53.000 trẻ nhiễm độc, 12.800 trẻ nhập viện và 4 trẻ tử vong – khi vụ việc bị phát giác đã dấy lên một làn sóng lo ngại về chất lượng thực phẩm nội địa và đặc biệt là sữa cho trẻ em.

Sau vụ này một làn sóng cư dân Trung Quốc đại lục đã tràn sang tất cả các quầy hàng ở Đài Loan, Hong Kong, Macau, Nhật Bản, Singapore… để mua vét sạch từng hộp sữa trẻ em khiến cho chính quyền các nước sở tại khốn khổ trong việc hạn chế khách du lịch Trung Quốc mua hết loại sữa này.

Hai là vào năm 2011 khi xảy ra sự kiện sóng thần ở Tohoku, Nhật Bản khiến cho nhà máy điện nguyên tử Fukushima hư hỏng, bị rò rỉ phóng xạ ra ngoài môi trường nước biển. Hay tin, người dân Trung Quốc đã ngay lập tức lao vào các cửa hàng thực phẩm tranh cướp nhau mua hết sạch muối ăn ở đây để về dự trữ trong kho. Có người đã mua hàng chục tấn để đầu cơ bán lại vì tin rằng giá “muối sạch” sẽ tăng cao.

Không có gì ngạc nhiên khi tình trạng giá lương thực tăng vọt và thịt lợn khan hiếm, đắt đỏ này kéo dài cho đến Tết Nguyên đán, những quan chức Trung Quốc sẽ được tận mắt trông thấy cơn giận dữ của người dân và hỗn loạn kinh hoàng ở những cửa hàng thực phẩm như thế nào. Mà cũng đúng thôi, nếu một siêu cường đặt mục tiêu lãnh đạo thế giới vào năm 2045 mà lại không đảm bảo nổi miếng thịt l…ợn cho người dân thì có lẽ quả là điều mỉa mai. Thậm chí, tính chính danh của đảng Cộng Sản Trung Quốc có lẽ phải xem xét lại.

Tin tôi đi, đối với Trung Quốc, mọi chuyện có thể xảy ra, và không ai biết trước gì ở ngày mai cả. Nếu vào năm 2023, người ta nói rằng cả một đế chế “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” vĩ đại sụp đổ vì một miếng thịt l…ợn thì điều đó cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Một quốc gia mà ở đó người dân hoàn toàn không còn đức tin, sự kiềm chế tối thiểu bản năng và hoàn toàn vắng bóng các giá trị văn hóa nhân văn thì những điều tồi tệ nhất có thể sẽ xảy ra chỉ một sớm, một chiều.

Tân Phong

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.