Trung Quốc

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 14 Quốc Hội Trung Quốc tại đại sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh hôm 11/3/2024. Ảnh: Jade Gao/AFP via Getty Images

Những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong con số GDP của Trung Quốc

Amit Kumar, nhà phân tích và nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Viện Takshashila đã có phân tích về tình hình kinh tế Trung Quốc đăng trên tạp chí Foreign Policy, số ra ngày 11 tháng 3, 2024. Tác giả cho rằng tình trạng giảm phát và thiếu tiêu dùng  đang là những vấn đề lớn đối với Bắc Kinh hiện nay.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Cường tại cuộc họp Quốc Hội Trung Quốc hôm 4/3/2024. Ảnh minh họa: Kevin Frayer/Getty Images

Trung Quốc sợ gì?

Một thắc mắc rõ rệt khi theo dõi hội nghị của Quốc Hội Trung Quốc trong tuần này là một thắc mắc: Không rõ giới lãnh đạo Bắc Kinh sợ hãi chuyện gì mà hành xử ngày càng giống Bắc Hàn. Không kể các vòng kiểm soát an ninh dày đặc bên ngoài nơi họp của các đại biểu, lần đầu tiên Quốc Hội không tổ chức họp báo giữa thủ tướng với báo giới trong nước và quốc tế, ở đó giới truyền thông được trực tiếp đặt câu hỏi cho người đứng đầu chính phủ…

Cảnh sát xếp thành đội hình tại trụ sở của Evergrande, một nhà phát triển bất động sản, ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 15/9/2021. Ảnh: Noel Celis/ AFP via Getty Images

Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc

Theo cựu phóng viên nước ngoài sau trở thành điều tra viên thẩm định Peter Humphrey, hiện Trung Quốc có ít nhất 5 triệu tù nhân (không bao gồm những người trong các trại tù ở Tân Cương và Tây Tạng), nhiều người trong số họ bị giam vì những lý do vụn vặt hoặc thực sự vì lý do chính trị, và có ít nhất 5.000 người là người nước ngoài.

Chính phủ Hoa Kỳ đã xác định được 39 thị trường trực tuyến và 33 thị trường thực được cho là tham gia hoặc tạo điều kiện đáng kể cho hàng giả, hàng nhái. Ảnh: AP

Báo cáo của Hoa Kỳ cho biết: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về hàng giả, hàng nhái

Một báo cáo hôm thứ Ba, 31 tháng 1, của bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (US Trade Representative – USTR) cho biết, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về hàng nhái, hàng giả, và vi phạm bản quyền.

Báo cáo cho biết thêm, hàng giả và hàng lậu từ Trung Quốc, cùng với hàng hóa từ Trung Quốc trung chuyển qua Hong Kong, chiếm 75% giá trị hàng giả và hàng lậu bị Cơ quan Hải Quan và Bảo vệ Biên Giới Hoa Kỳ thu giữ vào năm 2021

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong buổi khai mạc Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc kỳ thứ 20, tháng 10/2022. Ảnh: Tingshu Wang/ Reuters

Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?

Thay vì là tin tốt lành, một Trung Quốc yếu kém, trì trệ, hoặc đang sụp đổ thậm chí còn nguy hiểm hơn một Trung Quốc thịnh vượng – không chỉ đối với bản thân nước này, mà còn đối với thế giới. Do đó, đối với người Mỹ, đối phó với một Trung Quốc thất bại còn khó khăn hơn đối phó với một Trung Quốc đang lên. Nếu Washington muốn đạt được thành công – hoặc ít nhất là chống đỡ được hậu quả tồi tệ nhất – thì họ cần phải nhanh chóng định hướng lại trọng tâm của mình.

Người dân Thượng Hải xuống đường chống đối chính sách zero Covid, đòi tự do... hôm 27/11/2022. Ảnh: RFI

Ước vọng Nhân Quyền và cuộc chiến để làm Người

Một ví dụ đại diện cho “thế hệ vàng” đã làm nên sự giàu có, cường thịnh của Trung Quốc hôm nay, đã từng nhiệt thành ủng hộ đảng Cộng Sản Trung Quốc và đã có cơ hội phát tài to lớn đó là Jack Ma…

Giờ đây, khi ẩn thân ở Nhật Bản trốn tránh sự truy bức của Trung Quốc Cộng Sản đảng, người thông minh như Jack Ma, có lẽ đã thấu hiểu rằng Nhân Quyền là tất cả, không chỉ là bánh mì, không chỉ là phát tài. Rằng khi không còn Nhân Quyền thì tài sản có hàng chục tỷ Mỹ Kim, bạn cũng khó giữ được mạng sống, phẩm giá của chính mình.

Danh sách những người có điểm tín dụng xã hội thấp bị công bố tại huyện Hu Dị, tỉnh Giang Tô vào năm 2016. Ảnh: ChinaFile

Đọc “xã hội hài hòa” của Trung Quốc: Biết để soi mình, hiểu để rùng mình

Các điểm số ở đây nằm trong một thứ được gọi là “hệ thống tín dụng xã hội” (social credit system).

Theo đó, mỗi người đều có một “điểm số xã hội” (social credit), và tùy theo các hành vi tốt hoặc xấu, điểm của họ sẽ tăng hay giảm. Điểm cao đến một mức nào đó sẽ được xem là công dân gương mẫu và tưởng thưởng, ví dụ bằng các ưu đãi khi sử dụng dịch vụ công ích. Điểm thấp dưới một chuẩn đặt ra sẽ bị đưa vào danh sách đen, và có thể bị từ chối sử dụng các dịch vụ công lẫn tư.

Tập Cận Bình (trái) và Lý Khắc Cường. Lý Khắc Cường vẫn chứng tỏ mình là người chủ chốt, người duy nhất lo lắng cho nền kinh tế vì biết uy quyền, ảnh hưởng của Tập trên nhiều cán bộ cao và trung cấp đang giảm. Ảnh: AP

Lý Khắc Cường dám đối đầu Tập Cận Bình

Hai bước đi lầm lẫn của Tập Cận Bình, trong nước và bên ngoài, không thể nào che giấu được. Lý Khắc Cường biết, và biết rằng quan chức cán bộ cũng biết. Cho nên cuộc tranh giành ảnh hưởng và quyền lực đã bắt đầu.

Hình Bìa sách Red Roulette của tác giả Desmond Shum. Ảnh: Trùng Dương

‘Roulette Đỏ’: Cuốn sách gây nhức nhối cho Bắc Kinh

Trong số những nhận định về cuốn hồi ký vạch trần tình trạng tham nhũng của các chức sắc cao cấp trong đảng đang gây nhức nhối cho Bắc Kinh, tới độ đã gây áp lực tác giả phải ngưng phát hành cuốn sách, tôi bắt gặp một nhận định trùng hợp với thắc mắc của tôi. Đó là nhận xét của ký giả Melissa Chan khi chị khe khắt nhận xét là tác giả viết cuốn sách này cũng là để phục hồi danh dự cho mình. Melissa viết, “Biết bao nhiêu tài sản địa ốc [có được] ở Trung Hoa là do cuỡng chế đất đai của nông dân mà có.”

Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ hay thành siêu cường số một? Ảnh: Nhân Sinh

Ông Lý Thái Hùng: Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Quốc sụp đổ hay thành siêu cường số một?

Trước việc Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động một cuộc đàn áp chưa từng có đối với những tập đoàn công nghệ lớn, tăng cường các hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan, bắt nạt những quốc gia nào có những hành động không thân thiện với Bắc Kinh,… giới nghiên cứu và chuyên gia quốc tế đã có hai luồng nhận định khác nhau: Liệu nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn mạnh và qua mặt Hoa Kỳ hay là sẽ bị sụp đổ vào năm 2035.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ (Summit for Democracy) đang được Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc phối hợp tổ chức trực tuyến vào hai ngày 9 và 10 tháng Mười Hai. Hội nghị sẽ quy tụ hơn 100 nguyên thủ quốc gia, những nước như Nga, Trung Quốc, Iran, CSVN,… không được mời, trong khi đó Đài Loan được mời tham dự. Điều này khiến cho Bắc Kinh rất là tức giận và tìm cách phá hoại.

Ông Lý Thái Hùng: Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ một tấn công khác của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc

Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ đang được Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc phối hợp tổ chức trực tuyến vào hai ngày 9 và 10 tháng Mười Hai. Trong lần đầu tiên nầy, hội nghị quy tụ hơn 100 nguyên thủ quốc gia và sang năm 2022 thì hội nghị dự trù tổ chức gặp mặt và mời thêm các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động nhân quyền dân chủ.

Trong danh sách mời năm nay có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, và những nước như Nga, Trung Quốc, Iran, CSVN,… không được mời, trong khi đó Đài Loan được mời tham dự. Điều này khiến cho Bắc Kinh rất là tức giận và tìm cách phá hoại.