Trung Quốc

Tập Cận Bình và cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) , một nhân vật nặng ký, biết quá nhiều về cuộc đấu tranh quyền lực lâu nay của họ Tập. Ảnh: Reuters

Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an

Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo rằng cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) đã bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.”

Ông Phó, 66 tuổi, là một đương kim ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Cuộc đàn áp đối với một nhân vật có ảnh hưởng, người giám sát các cơ quan tư pháp và cảnh sát, đã gây nên một làn sóng chấn động lớn trong chính giới Trung Quốc.

Trung Quốc có hơn 900 triệu người dùng internet, và họ bị giám sát và kiểm soát gắt gao. Ảnh: SCMP

Đài Loan là giải pháp thay thế cho chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của Trung Quốc

Trung Quốc và Đài Loan đang trở thành hai thái cực đối lập nhau trong nền kỹ thuật số. Một bên là kiểu chính quyền độc tài kỹ thuật số, còn bên kia theo mô hình dân chủ kỹ thuật số. Trong hai hình thái, chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số dễ được áp dụng hơn, và có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc lý giải và định nghĩa thuật ngữ này. Hiện nay, vẫn chưa có một hình mẫu nào cho mô hình dân chủ kỹ thuật số, nhưng Đài Loan đang trong quá trình tạo ra một phiên bản của riêng mình.

Cựu Tổng Thống Donald Trump khiến báo chí chia thành hai phe. Chuyện mà CNN, The New York Times cho là đúng thì Fox News, The Wall Street Journal có thể tuyên bố là sai, làm cho người đọc khó mà tìm ra được sự thật. Trong hình, Tổng Thống Donald Trump cầm tờ The Wall Street Journal khi ông phát biểu trong cuộc họp báo hằng ngày về virus Corona tại Tòa Bạch Ốc hôm 19/4/2020, ở Washington, DC. Ảnh minh họa: Tasos Katopodis/ Getty Images

Hoa Kỳ trước nguy cơ suy thoái của nền dân chủ

Tổng Thống Joe Biden và giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ xác định mâu thuẫn căn bản của thời đại là giữa thể chế dân chủ tự do ở phương Tây do Hoa Kỳ dẫn dắt và chế độ độc tài toàn trị do Trung Quốc và Nga cầm đầu.

Cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài đang kéo thế giới vào một cuộc chiến ý thức hệ mới. Nhưng vấn đề là ở chỗ đã có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống dân chủ tự do đang thoái trào, kể cả ở Hoa Kỳ. Cho nên bài toán đặt ra cho chính quyền Biden là hết sức khó giải quyết.

Đảng CSTQ kỷ niệm 100 năm: Những bí quyết khiến đảng CSTQ sống dai

Vào ngày 1/7, đảng Cộng Sản Trung Quốc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của chế độ luôn luôn tự cho mình là “tuyệt vời, vinh quang và đúng đắn.”

Đảng CSTQ đã cai trị nước Trung Quốc ròng rã 72 năm mà không hề có sự ủy quyền nào của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế ảm đạm của ông ta đã nắm quyền ở Moscow lâu hơn thế, hệt như sự ngự trị của đảng Công Nhân ở Bắc Triều Tiên.

Mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Tập Cận Bình sẽ không đến từ quần chúng, mà từ chính nội bộ đảng. Bất chấp mọi nỗ lực cải sửa, đặc trưng của chế độ vẫn là chủ nghĩa bè phái, phản phúc, và tự ti ý thức hệ.

Chuyên gia Pháp: Dân Trung Quốc có trẻ thì mới là chủ lực lao động và đầu tàu tiêu thụ kéo kinh tế đi lên. Ảnh: Peter Parks/ AFP

Dân số, mối đe dọa từ bên trong nguy hiểm đối với Trung Quốc

Mất đi 50 % dân số, Trung Quốc có còn là công xưởng của thế giới với nguồn lao động dồi dào, là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ cao? Làm thế nào để một người đi làm đủ sức nuôi ít nhất hai miệng ăn tại một xã hội người già, trẻ nhỏ không thể trông vào trợ cấp xã hội? Ý thức được “mối nguy âm ỉ” này, Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con, khuyến khích người dân có 2, thậm chí 3 con. Nhưng liệu đã quá trễ?

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng, Washington, ngày 10/05/2021. Reuters - Kevin Lamarque

Mỹ: Chính quyền Biden trừng phạt thêm 28 tập đoàn Trung Quốc

Tiếp tục chính sách trừng phạt Trung Quốc của người tiền nhiệm, hôm 03/06/2021, Tổng Thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn một sắc lệnh bổ sung 28 công ty Trung Quốc vào danh sách những doanh nghiệp bị coi là có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Bắc Kinh giận dữ thông báo sẽ đáp trả bằng những “biện pháp cần thiết.”

Đại dịch COVID-19 khiến toàn cầu bị thiệt hại kinh tế-xã hội nặng nề, số người tử vong cao, nhưng đến giờ này người ta vẫn chưa biết thực sự nguồn gốc của virus Corona. Trong hình, khách du lịch chụp hình trên Đại Lộ Danh Vọng Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 3 Tháng Năm. Ảnh: AP /Jae C. Hong

Lại nóng chuyện nguồn gốc virus Covid-19

Có một vấn đề nhức nhối về đại dịch này vẫn chưa có câu trả lời chính xác: Con virus Corona, được đặt tên là SARS-CoV-2, từ đâu ra mà tác oai tác quái như vậy. Trả lời câu hỏi này không chỉ là điều kiện căn bản để kiểm soát đại dịch, khôi phục cuộc sống bình thường mà còn có ý nghĩa quyết định cho việc chuẩn bị, đề phòng và ngăn chặn một đại dịch tương tự trong tương lai.

Lính Trung Quốc đi tuần trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016

Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm đảo ở quần đảo Hoàng Sa

Trung Cộng công bố đoạn phim ghi lại cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo của quân đội nước này, vài ngày sau các hoạt động của Mỹ ở khu vực và cuộc tập trận của Hải cảnh Đài Loan, mô phỏng một cuộc tấn công của Hoa lục vào các bãi đá ngầm của họ.

Tập Cận Bình.

Trung Cộng đang bị bao vây

Cuộc chiến bao vây và chống tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc không còn là của riêng nước Mỹ mà bao trùm lên các quốc gia Tây phương. Điều này thể hiện trong nhiều hành động chung, khi các công ty Tây phương không muốn dính líu đến lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

321 tổ chức gởi thư ngỏ hôm 9/9/2020 kêu gọi thiết lập cơ chế quốc tế giám sát tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc. Ảnh chụp trang web Front Line Defenders

321 tổ chức kêu gọi lập cơ chế quốc tế giám sát vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc

Đảng Việt Tân cùng đứng chung hằng trăm tổ chức gởi thư ngỏ kêu gọi thiết lập cơ chế quốc tế giám sát tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.

Danh sách ký tên bao gồm 321 tổ chức khắp nơi trên thế giới gởi Tổng Thư Ký LHQ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ và các quốc gia thành viên LHQ.

Một khu đất ven biển dài 1km và rộng 30ha ở Đà Nẵng do người Trung Quốc nắm giữ. Ảnh: tư liệu của VOA, 2015

Bộ Quốc Phòng: Người Trung Quốc ‘lợi dụng kẽ hở’, nắm các khu đất ‘trọng yếu’ ở Việt Nam

Người Trung Quốc đang nắm trong tay hơn 162.000 ha đất của Việt Nam, trong đó có những nơi trọng yếu thuộc vùng biên giới hoặc ven biển, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới đây cho biết, theo báo chí trong nước.

Thông tin kể trên được đưa ra trong báo cáo của Bộ Quốc Phòng gửi tới Quốc Hội để trả lời cử tri, sau khi có những người ở Hải Phòng bày tỏ lo ngại về việc người Trung Quốc thu mua đất của Việt Nam…

Người Duy Ngô Nhĩ biểu tình trước Nhà Trắng, Washington (Mỹ), ngày 28/07/2009 để phản đối chính sách đàn áp của Trung Quốc tại vùng tự trị Tân Cương. Ảnh: AFP/Nicholas Kamm

Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc vì đàn áp dân Duy Ngô Nhĩ

Văn kiện nêu rõ: Các ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc là những người chịu trách nhiệm chính về các vụ “vi phạm nhân quyền trắng trợn” đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dự luật cũng nêu đích danh một số quan chức tỉnh Tân Cương liên quan đến các vụ trấn áp sắc dân thiểu số này.