321 tổ chức kêu gọi lập cơ chế quốc tế giám sát vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc

321 tổ chức gởi thư ngỏ hôm 9/9/2020 kêu gọi thiết lập cơ chế quốc tế giám sát tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc. Ảnh chụp trang web Front Line Defenders
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng Việt Tân cùng đứng chung hằng trăm tổ chức gởi thư ngỏ kêu gọi thiết lập cơ chế quốc tế giám sát tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc. Danh sách ký tên bao gồm 321 tổ chức khắp nơi trên thế giới.

Thư ngỏ kêu gọi Tổng Thư Ký LHQ bổ nhiệm một Sứ Giả Đặc Biệt, cũng như kêu gọi Cao Ủy Nhân Quyền LHQ “thi hành vai trò độc lập để giám sát và báo cáo công khai tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc;” đồng thời kêu gọi “các quốc gia thành viên LHQ và các cơ quan LHQ dùng tất cả mối quan hệ làm việc với nhà cầm quyền Trung Quốc để nhấn mạnh họ tuân thủ nghĩa vụ nhân quyền quốc tế…”

Dưới đây là toàn văn thư ngỏ gởi Tổng Thư Ký LHQ, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ và các quốc gia thành viên LHQ.

Ban Biên Tập

***

Ngày 9 tháng Chín, 2020

Kêu gọi toàn cầu để lập cơ chế quốc tế giám sát nhân quyền tại Trung Quốc

Thư ngỏ gửi đến:

– Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres
– Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Michelle Bachelet
– Các quốc gia thành viên LHQ

Chúng tôi bao gồm các tổ chức ký tên dưới đây, cùng nhau kêu gọi cho một cơ chế quốc tế để đối phó với tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc, và kêu gọi quý vị có những hành động kiên quyết để đạt mục tiêu này.

Vào ngày 26 tháng Sáu năm 2020, đã xảy ra việc chưa từng có là 50 chuyên gia Liên Hiệp Quốc kêu gọi “có những biện pháp kiên quyết để bảo vệ các quyền tự do căn bản tại Trung Quốc.” Họ nêu ra tình trạng vi phạm nhân quyền hàng loạt của Trung Quốc tại Hong Kong, Tây Tạng và Tân Cương, che giấu thông tin về đại dịch Covid-19, và việc tấn công vào giới bảo vệ nhân quyền, ký giả, luật sư, những người chỉ trích chính quyền trên toàn cõi quốc gia.

Chúng tôi cũng quan tâm đến tác động của việc vi phạm nhân quyền của Trung Quốc trên toàn thế giới. Trung Quốc đã nhắm đến giới bảo vệ nhân quyền ở hải ngoại để tấn công, bóp nghẹt tự do học thuật tại các quốc gia trên thế giới, và thực hiện việc kiểm duyệt mạng và theo dõi qua mạng. Chúng tôi bất mãn với việc Trung Quốc thúc đẩy phát triển bất chấp các quyền tự do căn bản và dẫn đến tình trạng môi trường thoái hóa do các ngành kỹ nghệ khai khoáng được chính quyền bảo trợ, cũng như lề lối đối xử kỳ thị với các sắc tộc tại Trung Quốc, hoặc bởi tác nhân chính quyền Trung Quốc tại những nơi khác trên thế giới.

Chúng tôi bất bình trước nỗ lực của Trung Quốc bóp méo nghĩa vụ của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ khi cổ xúy cho việc “hợp tác” hơn là trách nhiệm, và chống đối việc soi sáng các vi phạm nhân quyền trầm trọng tại các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc đã dùng vị trí của họ trong Ủy Ban NGO LHQ để từ chối ban quy chế một cách vô căn cứ đối với các tổ chức phi chính phủ (NGOs), trong khi đó lại ban quy chế cho các tổ chức do chính phủ thành lập (GoNGOs). Trung Quốc đã tìm cách để không cho các nhà bảo vệ nhân quyền vào các trụ sở Liên Hiệp Quốc, lên án các diễn giả trong các sự kiện bên lề của NGO là “khủng bố,” và hăm dọa các phái đoàn để ngăn ngừa họ tham dự các sự kiện bên lề của LHQ về vi phạm nhân quyền, bao gồm các vi phạm tại Tân Cương.

Khi Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, các Thủ Tục Đặc Biệt, và nhiều quốc gia kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, Trung Quốc cho rằng đó là những “phê bình không phù hợp” để “can thiệp trắng trợn” vào nội tình Trung Quốc.

Một quốc gia tìm cách đứng trên mọi phê bình, chỉ trích là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân quyền. Khi mà Trung Quốc — một quốc gia với quyền lực toàn cầu to lớn — muốn được đối xử như thế thì sẽ tác động đến tất cả chúng ta.

Do đó chúng tôi tán thành lời kêu gọi của các chuyên gia LHQ để mở một Phiên Họp Đặc Biệt của Hội Đồng Nhân Quyền để lượng giá tầm vóc vi phạm bởi chính quyền Trung Quốc, và thiết lập một cơ chế LHQ độc lập và công bằng để giám sát chặt chẽ, phân tích và báo cáo hàng năm về vấn đề này. Chúng tôi kêu gọi Tổng Thư Ký LHQ bổ nhiệm một Sứ Giả Đặc Biệt, như ông đã từng có lời Kêu Gọi Hành Động cho Nhân Quyền, và chúng tôi kêu gọi Cao Ủy Nhân Quyền thi hành vai trò độc lập để giám sát và báo cáo công khai tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc. Chúng tôi hỗ trợ lời kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ và các cơ quan LHQ dùng tất cả mối quan hệ làm việc với nhà cầm quyền Trung Quốc để nhấn mạnh họ tuân thủ nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.

Chúng tôi viết thư này trong tinh thần liên kết và hợp tác toàn cầu, khẩn cầu quý vị hành động nhanh chóng để chống cự và cứu vãn tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính quyền Trung Quốc. Không quốc gia nào có thể đứng trên pháp luật.

Kính thư,

21Wilberforce
ACAT Belgium
ACAT Germany (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT-France (action des chrétiens pour l’abolition de la torture)
ACAT-Switzerland
Acceso a la Justicia
Access Now
Acción Solidaria
Action des Chrétiens pour l’Abolition de la Torture au Burundi(Acat-Burundi)
ACTION FOR DEVELOPMENT
Adivasi-Koordination in Germany
African Law Foundation (AFRILAW)
AfricanDefenders (Pan-African Human Rights Defenders Network)
Agir ensemble pour les droits de l’Homme
Agora Society Malaysia
Alliance Canada Hong Kong
Alliance des Avocats pour les Droits de l’Homme
ALTSEAN-Burma
Amnestie Internationale Canada francophone
Amsterdam stands with Hong Kong
Arab Watch Regional Coalition
ARTICLE 19
Asia Democracy Network (ADN)
Asia Pacific Permanent Peace Alliance
Asian Federation Against Involuntary Disappearances (AFAD)
Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
Asian Network for Free Elections (ANFREL)
Asian Solidarity Council for Freedom and Democracy
Asociación Civil Fuerza, Unión, Justicia, Solidaridad y Paz (FUNPAZ)
Asohorizonte
Australia Tibet Council
Australian Centre for International Justice
Australian Lawyers for Human Rights
Australian Uyghur Association
Bar Human Rights Committee of England and Wales
Benteng Heritage Musrum
Body & Data
Building Inclusive Society Tanzania Organization (BISTO).
CADAL
Cairo Institute for Human Rights Studies
Cambodia Center for Human Rights
Cambodian Alliance of Trade Union [CATU]
Cameroon Women’s Peace Movement
Campaign for Uyghurs
Canada Tibet Committee (CTC)
Canada-Hong Kong Link
CAN-Myanmar
Central Taiwan Society
Centro de Documentación en Derechos Humanos “Segundo Montes Mozo SJ” (CSMM)
Centro de Justicia y Paz – Cepaz
Centro para la Paz y los Derechos Humanos Universidad Central de Venezuela
ChangSha FuNeng
China Aid
China Change
China Constitutional Democracy Promotion Association
Chinese Human Rights Defenders (CHRD)
CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation
Civilis Derechos Humanos
Clean Clothes Campaign
Coalition Burkinabé des Défenseurs des Droits Humains ( CBDDH)
Coalition des Defenseurs Des Droits Humais (Benin)CDDH-Benin
Coalition for Genocide Response
Coalition Togolaise des Défenseurs des Droits Humains (CTDDH)
COC Nederland
Comité Permanente de Derechos Humanos – ACUEM
Commonwealth Human Rights Initiative
COMPPART Foundation for Justice and Peacebuilding
Conectas Direitos Humanos
CSW (Christian Solidarity Worldwide)
DefendDefenders (East and Horn of Africa Human Rights Defenders Project)
Defensa en Accion
Défenseur des droits de l’Homme au Niger
Democracy China Media
Dialogue China
Droits Humains Sans Frontières
East Turkistan Australian Association
ECPM
Endorois Welfare Council
Espacio Público
EXCUBITUS Derechos Humanos en Educacion
Families of Victims of Involuntary Disappearance (FIND)
Fédération Euro-méditerranéenne contre les disparitions forcées
Federation for a Democratic China
民主中国陣線
FIDA CAMEROON
FIDH
FOVIDA – Fomento de la Vida
Frankfurt Stands With Hong Kong
Free Tibet
Freedom House
Fridays for Future, PCT
Friends of Beanstalk Association, Taiwan
Friends of Canada India
Friends of Tibet – Austria
Friends of Tibet (NZ)
Front Line Defenders
FUNCAMAMA
Fundacion Aguaclara
Fundación La Tortuga
Fundación Prodefensa del Derecho a la Educación y la Niñez
Fundaciónpara el Debido Proceso Fundepro
Fundaval
Ghjtrn для трансгендерных людей и их близких T*Revers
GIN-SSOGIE
Global Centre for the Responsibility to Protect
Global Justice Center
Global Pinoy Diaspora Canada
Green Advocates International
Groupe de Recherche et de Plaidoyer sur les Industries Extractives (GRPIE)
Grupo de Apoio ao Tibete-Portugal
Halifax Hong Kong Link
Hanbyun (Lawyers for Human Rights and Unification of Korea)
Helsinki Foundation for Human Rights
Hong Kong Affairs Association of Berkeley
Hong Kong Democracy Council (HKDC)
Hong Kong Global Connect
Hong Kong Watch
HRIC
Human Rights Defenders Network-SL
Human Rights First
Human Rights Foundation (Japan)
 【日本人権財団】
Human Rights in China
Human Rights Watch
Human Rights Without Frontiers International
Humanists International
Humanitarian China
Humanity Beyond Borders
ICNA Council for Social Justice
Illa Centro de Educación y Comunicación
In Defense of Human Rights and Dignity Movement (iDEFEND)
Independ Journalist Association of Vietnam
India Alliance for Child Rights
Institut des Médias pour la Démocratie et les Droits de l’Homme (IM2DH)
Institute for Asian Democracy
Interfaith Center on Corporate Responsibility
International Bar Association’s Human Rights Institute
International Campaign for the Rohingya
International Campaign for Tibet
International Coalition for Papua
International Coalition for the Responsibility to Protect
International Commission of Jurists
International Society for Human Rights, Munich
International Tibet Network
ISHR
Japan Uyghur Association
Japan Uyghur Union
Judicial Reform Foundation
Justice Access Point Uganda
Kalikasan People’s Network for the Environment (Kalikasan PNE)
Karapatan Alliance Philippines
KontraS (The Commission for the Disappeared and the Victims of Violence)
Lady Liberty Hong Kong
Lawyers for Lawyers
Lawyers’ Rights Watch Canada
Le Comité pour la liberté à Hong Kong
Lesbian and Gay Federation in Germany LSVD
LGBT social movement “REVERS”
Liberty and Democracy Advocacy Club University of Calgary
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức
Logos ID
MAFAPO ( madres de los falsos positivos de colombia)
Mazingira Network – Tanzania (MANET)
Meru youth empowerment centre
Miloon Kothari individually as an independent expert and former UN Special Rapporteur
MINBYUN – Lawyers for a Democratic Society International Solidarity Committee
Minority Rights Group International
Monitor Social A.C.
Montreal Institute for Genocide and Human Rights Studies
Mouvement Lao pour les Droits de l’Homme
Movimiento Manuela Ramos
Ms. Enakshi Ganguly individually as an independent expert
MUHURI (Muslims for Human Rights)
Nafas LGBT Azerbaijan Alliance
Nako cc
Namibia Diverse Women’s Association (NDWA)
National Party of Japan
Netherlands for Hong Kong
NGURUKA DEVELOPMENT AGENCY
No Business With Genocide
NO FENCE
Northern California Hong Kong Club
NY4HK ( New Yorkers Supporting Hong Kong )
ONG DEMOCRACIA EMPRENDEDORA
ONG PAFED
Otus Books
Pacific Human Rights Initiative
PEN America
People Go Network
People’s Watch
Persatuan Sahabat Wanita Selangor
Philippine Alliance of Human Rights Advocates (PAHRA)
Philippine Human Rights Information Center
Planet Ally
Programa Venezolano de Educación-Acción en Derechos Humanos (Provea)
Progressive Voice
PROMEDEHUM
PSCORE (People for Successful COrean REunification)
Raoul Wallenberg Centre for Human Rights
Red Corpora en Libertad
Red de Activistas Ciudadanos por los Derechos Humanos (Redac)
René Cassin, the Jewish voice for human rights
Reporters Without Borders (Reporters sans frontières, RSF)
Réseau International des Droits Humains RIDH
Réseau Ouest Africain des Défenseurs des Droits Humains/West African Human Rights Defenders’ Network
Réseau Saharaius
Rights and Security International
RUDM
RURAL DEVELOPMENT INITIATIVE (RUWODI)
Safeguard Defenders
Save Our Borneo
Save Tibet Austria
Setara Institute for Democracy and Peace
SFT Japan
Society for Threatened Peoples – Germany
Solidarité Chine
Solidarity Sisters Network of Liberia (SoSNoL)
SOS TORTURE BURUNDI
Sounds of the Silenced
Southern Africa Human Rights. Defenderss Network- SAHRDN
Southern and Eastern Africa Trade Information and Negotiations Institute (SEATINI) Uganda
Southern Mongolia Congress
Sova Center for Information and Analysis
Stand with HK@JPN
Students For a Free Tibet- India
Sustainable Holistic Development Foundation (SUHODE)
Taiwan Kenkyu Rondan
台湾研究フォーラム
Tanzania Human Rights Defenders’s Coalition
Tata Trusts
The Lesbian and Gay Association of Liberia (LEGAL)
The Rights Practice
The Society to Help Returnees to North Korea
The Tibet Support Committee, Denmark
Think Differently Center
Tibet Committee of Fairbanks, Alaska and Alaskans for Tibet
Tibet Justice Center
Tibet Support Group Ireland
TOHKnews
Toronto Association for Democracy in China
Transitional Justice Working Group (TJWG)
T’ruah: The Rabbinic Call for Human Rights
UCV
Una Ventana a la Libertad
United Belize Advocacy Movement
University of Waterloo Lion Rock Spirit
Uyghur Association of Victoria, Australia
Uyghur Human Rights Project
Uyghur Projects Foundation
Uyghur Refugee Relief Fund
Uyghur Rights Advocacy Project
VAJ Vietnamese Association in Japan
Vancouver Society in Support of Democratic Movement
Vancouver Society of Freedom, Democracy & Human Rights for China
Vancouverites Concerned About Hong Kong
Verein für sozial-ökologischen Wandel
VETO! Human Rights Defenders’ Network
Viet Tan
Vietnam Human Rights Network
Visual Artists Guild
Wanawake Tanzania Tunaweza (Tanzania Women We Can)
Witness Radio – Uganda
Women Against Violence and Exploitation in Society
Women’s March Global
Working Group on India and the UN (WGHR)
World Federalist Movement/Institute for Global Policy
World Uyghur Congress
Yayasan Lembaga Bantuan Hukum Indonesia (YLBHI) / Indonesia Legal Aid Foundation
yBy Media
Young Queer Alliance
Youth Empowerment and Development Association-sierra
Комитет “Гражданское содействие”
Московская Хельсинкская группа
Правозащитный совет Санкт-Петербурга
российское представительство Amnesty International
Сахаровский Центр
チベット問題を考える会 Japan Committee for Tibet
مرصد الصحراء للسلم والديمقراطية وحقوق الإنسان
台灣南社
台灣客社
【台灣民間支援香港協會】 Taiwanese Civil Aid to HKers
國會調查兵團
日本ウイグル協会
華人基督徒公義團契 Chinese Christian Fellowship of Righteousness
香港黎明, Dawn of Hong Kong, 香港の夜明け

*Danh sách ký tên bao gồm 321 tổ chức. Tuy nhiên có 39 tổ chức chọn ẩn danh.

Nguồn: Human Rights Watch

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.