Báo cáo của Hoa Kỳ cho biết: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về hàng giả, hàng nhái

Chính phủ Hoa Kỳ đã xác định được 39 thị trường trực tuyến và 33 thị trường thực được cho là tham gia hoặc tạo điều kiện đáng kể cho hàng giả, hàng nhái. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một báo cáo hôm thứ Ba, 31 tháng 1, của bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (US Trade Representative – USTR) cho biết, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về hàng nhái, hàng giả, và vi phạm bản quyền. Trong đó xác định WeChat, một ứng dụng trò chuyện trên mạng phổ biến nhất của Trung Quốc, là “một trong những nền tảng lớn nhất,” để trao đổi, mua bán các loại hàng vừa kể.

Báo cáo mới nhất của chính phủ Hoa Kỳ về “những thị trường khét tiếng” buôn bán hàng giả, hàng nhái cho biết thêm, hàng giả và hàng lậu từ Trung Quốc, cùng với hàng hóa từ Trung Quốc trung chuyển qua Hong Kong, chiếm 75% giá trị hàng giả và hàng lậu bị Cơ quan Hải Quan và Bảo vệ Biên Giới Hoa Kỳ thu giữ vào năm 2021.

Chính phủ Hoa Kỳ đã xác định được 39 mạng mua bán trực tuyến và 33 thị trường thực, được cho là tham gia, hoặc tạo điều kiện cho việc làm giả các nhãn hiệu, hoặc vi phạm bản quyền. Trong đó mạng điện tử WeChat là một trong những mạng buôn bán hàng giả, hàng nhái lớn nhất ở Trung Quốc.

WeChat là ứng dụng trò chuyện phổ biến nhất của Trung Quốc, được hơn một tỷ người sử dụng. Mạng này thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings.

Các mạng trực tuyến có trụ sở tại Trung Quốc là Alibaba Group, AliExpress, Baidu Wangpan, DHGate, Pinduoduo và Taobao cũng nằm trong danh sách các thị trường khét tiếng buôn bán hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó là bảy thị trường buôn bán trao tay truyền thống ở Trung Quốc, với hàng quán lề đường hỗ trợ việc bán hàng giả trên mạng,” văn phòng USTR cho biết hôm 31/1.

Chính phủ Trung Quốc cho biết, họ không đồng ý với quyết định trên của chính phủ Hoa Kỳ về việc đưa một số trang web thương mại điện tử vào danh sách buôn bán hàng giả, hàng nhái. Họ gọi hành động này của Hoa Kỳ là “vô trách nhiệm.”

Cùng lúc, mạng Tencent cho biết họ hoàn toàn không đồng ý với quyết định của Hoa Kỳ. Còn mạng Alibaba cho biết, họ sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chính phủ (Hoa Kỳ) để giải quyết những lo ngại về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên các nền tảng của mình.

Lê Vĩnh phỏng dịch

Nguồn: Nikkei, 1/2/2023 “China leads the world in counterfeit, pirated products: U.S. report

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái), thăm Nhật hôm 9/2, được Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đón tiếp. Philippines ngày càng gần Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn vì cách hành xử nói một đằng làm một nẻo của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Kimimasa Mayama – Pool/ Getty Images

Tập Cận Bình nên tự trách mình

Các nước củng cố mối liên kết an ninh để đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc, hình thành một thế trận mới ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyến thăm Nhật kéo dài năm ngày của ông Ferdinand Marcos Jr., tổng thống Philippines, hồi giữa Tháng Hai đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Manila.

Công nhân nhà máy của Đài Loan tại TP.HCM tan ca, chụp ngày 30/11/2022. Ảnh: AFP

Việt Nam phải thi hành những cam kết về lao động trong các Hiệp định EVFTA và CPTPP

Để giảm thiểu tình trạng người lao động bị bóc lột, ức hiếp thì quan trọng nhất là việc tuân thủ các cam kết về lao động đã ký kết trong các hiệp định EVFTA, CPTPP và đưa vào áp dụng luật lao động đã có hiệu lực từ 2 năm nay về việc cho phép các tổ chức người lao động tại cơ sở nằm ngoài hệ thống Công đoàn được đăng ký để có thể hoạt động hợp pháp bảo vệ người lao động.

Bà Marianne Vind (phải), Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện Châu Âu (European Parliament) phát biểu trong buổi điều trần. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Ủy ban EU điều trần về việc thực thi công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình VN

Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer, cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu