tổng thầu Trung Quốc

Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông dài 13,1km do Trung Quốc xây dựng phải gia hạn nhiều lần và “đội vốn lên nhiều lần” nhưng sau cả chục năm vẫn chưa xong. Ảnh: Getty Images

Manh mối có thể từ ai?

Dự án tai tiếng – vết ô nhục trong ngành giao thông huyết mạch quốc gia trải qua bốn đời bộ trưởng GTVT, trong đó Bộ Trưởng Đinh La Thăng bị tống giam nhưng các tội lại không hề liên quan đến dự án Cát Linh trên.

Có lẽ đã đến lúc Ủy Ban Phòng, Chống Tham Nhũng, Tiêu Cực của TBT Nguyễn Phú Trọng phải đáp ứng đòi hỏi của Nhân Dân, đưa ngay Dự án Cát Linh này vào diện đặc biệt để Ủy Ban xem xét, điều tra.

Đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang nằm ga "chờ ngày khai thác thương mại." Ảnh: Báo Lao Động

Mấy vấn đề xung quanh dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Mấy ngày nay dư luận rộ lên bàn tán xung quanh sự việc công ty tư vấn Pháp ACT được nhà nước Việt Nam thuê khảo sát, đánh giá chất lượng của công trình dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, và đã công bố kết quả.

Dư luận băn khoăn vì sao công ty tư vấn Pháp ACT ngày 29/4/2021 một mặt đã xác nhận và cấp chứng nhận công trình đạt điều kiện an toàn hệ thống cho công trình của dự án, nhưng, mặt khác, lại vẫn “thòng” thêm 16 khuyến cáo rằng công trình của dự án chưa đạt tiêu chuẩn Châu Âu theo các nhóm hạng mục khác nhau, và rằng nếu đưa vào sử dụng thì chủ dự án phải chấp nhận khả năng xảy ra rủi ro, tai nạn… (?!)

Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông dài 13,1km do Trung Quốc xây dựng phải gia hạn nhiều lần và “đội vốn lên nhiều lần” nhưng sau cả chục năm vẫn chưa xong. Ảnh: Getty Images

Cát Linh – Hà Đông là khúc xương hữu nghị Việt – Trung khó nuốt

Các báo trong nước dẫn lời Đại Sứ Hùng Ba hùng hồn tuyên bố: “Cát Linh – Hà Đông không chỉ là thương mại mà còn là biểu trưng tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc.” Lời tuyên bố đầy tình hữu nghị theo khuôn mẫu “16 chữ vàng – 4 tốt” khiến người dân Hà Nội… mủi lòng.